Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dụcXã hội hãy công bằng hơn với nghề giáo viên Mâm Non.

Xã hội hãy công bằng hơn với nghề giáo viên Mâm Non.

Thứ ba, 03 Tháng 10 2017 04:13
Như đã thành thông lệ đầu năm học mới câu chuyện lạm thu tại các nhà trường lại được báo chí và phụ huynh bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn, nhung có ai lắng nghe và tự đặt câu hỏi cho riêng mình nghề giáo viên Mâm Non khổ cực, vất vả đến nhường nào hay họ chỉ biết chạy theo đám đông và nghe theo sự khích động của một ai đó muốn hạ bệ đối phương nhầm mục đích tư lợi cá nhân.

Áp lực công việc quá nặng với nghề giáo: những cô giáo mầm non vốn mang tiếng là 'cô nuôi dạy hổ'. Một lớp học gần 40 cháu bé với 2 cô giáo trẻ quay vòng với những công việc dạy hát, dạy múa, cho cháu ăn, cháu chơi, dọn dẹp vệ sinh cá nhân cho từng cháu, làm giáo cụ, thu dọn phòng học… Hàng ngày phải đối mặt với việc phải đảm bảo an toàn cho 'cục vàng' của mỗi gia đình, các cô vẫn phải âm thầm chịu đựng hàng trăm những thắc mắc từ phụ huynh 'tại sao cháu đi học gầy đi', 'đi học về đến nhà lại thấy con bao nhiêu vết muỗi đốt', 'cô trông nom kiểu gì mà mặt xước ngang dọc'…goài ra, các cô còn phải đối mặt với trách nhiệm của một người làm công ăn lương, phải hoàn thành đầy đủ trách nhiệm được cấp trên giao phó, tham gia các cuộc thi chuyên môn, hoàn thành đủ các tiết dạy, có học sinh đạt được thành tích cao để nâng tầm chất lượng giáo dục nhà trường.

mầm non 1

Áp lực đè nặng lên đôi vai GV Mâm Non

Nhưng đã hết áp lực đâu khi về nhà,người giáo viên còn phải đối mặt với áp lực gia đình. Đã là cô giáo mầm non thì chăm con phải khoẻ, dạy con phải ngoan. Đã là giáo viên phổ thông thì nhất định con học phải giỏi nếu không mang tiếng bố mẹ là nhà giáo. Là giáo viên dù trong cuộc sống riêng tư hay trên giảng đường thì nhất định phải đạo mạo, trang nghiêm, gương mẫu nếu không thì dạy dỗ được ai…

Đồng lương bèo bọt: Một giáo viên công tác hơn 5 năm làm việc tại đơn vị trường mâm non trên địa bàn Thanh Hóa giải bầy về đồng lương khi được phóng viên đề cập: " hàng tháng nếu tính cả tiền phụ cấp ưu đãi lương của những giáo viên hợp đồng như tôi chỉ có khoảng 2,6 triệu đồng/tháng (sau khi đã trừ các loại bảo hiểm, nếu tháng đó có người bệnh, nghỉ việc, ma chay, cưới hỏi hoặc quyên góp ủng hộ đồng bào... thì số tiền đó còn ít hơn nhiều). đồng lương bèo bọt ấy không đủ để chúng tôi sống trong xã hội mà mọi thứ đều đắt đỏ như hiện này". Kinh phí chi thường xuyên cho các trường mâm Non quá thấp: chi phí chi thường xuyên chi cho các nhà trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cục kỳ thấp mỗi năm kinh phí hoạt động của nhà trường được cấp trên giao cho nhà trường trung bình ở mức năm đến sáu mươi  triệu trên một năm, trong tổng số tiền đó nhà trường phải chi vào các hoạt động lễ hội như : lễ khai giảng năm học , ngày 20/10 ngày 20/11 nào là vui tết trung thu, quà tết cho giáo viên, các đồ dùng văn phòng phẩm ...,  với các mục chi thường xuyên kể không hết như ở trên thì với số tiền năm sáu mươi triệu trên một năm mà nhà trường nhận được thấm thoát vào đâu khi trung bình mỗi trường có trên dưới 30 con người.

Nhà nước cũng phụ huynh học sinh hãy chia sẽ hơn với nghề mâm non: Một giáo viên bày tỏ: "Tôi mong Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ ngành mầm non nhiều hơn nữa để đời sống giáo viên đỡ vất vả và chúng tôi yên tâm với nghề. Vất vả nhiều áp lực khiến tôi cảm thấy buồn và mệt mỏi. Trong khi đó tiền lương chỉ đủ chi tiêu ăn uống, xăng xe chứ chẳng giúp gì được cho gia đình mặc dù vẫn sống độc thân". Với những mối lo về tài chính, áp lực công việc cũng như đồng lương quá thấp như đã nêu ra ở trên nếu phụ huynh học sinh nhà trường không đồng tâm chia sẽ những khó khăn, vất vã với nhà trường thì tự hỏi chính ngôi trường mà con em phụ huynh đang học tập liệu có phát triển theo một cách toàn diện được hay không trong khi nguồn ngân sách nhà nước cấp xuống cho cấp trường còn quá eo hẹp.

Có lẽ mọi người quên rằng giáo viên cũng chỉ là người bình thường, một người lớn lên như bao người khác, chỉ là bản thân họ đã chọn nghề giáo, và bản thân họ cũng có buồn, vui, giận hờn, yêu thương như mọi người, cũng có lúc mất khôn. Đừng đặt áp lực lên vai các cô giáo mâm non vì giáo dục nên một con người không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà nó còn là trách nhiệm của cả gia đình và xã hội. Tạo cho mỗi em học sinh một gia đình lành mạnh, hạnh phúc là cách tốt nhất để hạn chế những tiêu cực trong giáo dục vì mỗi gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào tốt, xã hội sẽ tốt.

Bài ảnh: Pv Việt Cường

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516