Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtỐng kínhCó “lợi ích nhóm” trong đề án sách giáo khoa điện tử hay không?

Có “lợi ích nhóm” trong đề án sách giáo khoa điện tử hay không?

Thứ tư, 27 Tháng 8 2014 01:19
Hiệu trưởng các trường tiểu học và trưởng phòng giáo dục các quận đang được giới thiệu về sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học các lớp 1, 2, 3 trong phòng học mẫu tại Sở GD-ĐT TP.HCM chiều 18-8 - Ảnh: Như Hùng (TTO) Hiệu trưởng các trường tiểu học và trưởng phòng giáo dục các quận đang được giới thiệu về sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học các lớp 1, 2, 3 trong phòng học mẫu tại Sở GD-ĐT TP.HCM chiều 18-8 - Ảnh: Như Hùng (TTO)
Có thể đề án trên sẽ không được thực hiện nhưng cần phải làm rõ động cơ và mục đích của nó vì nền giáo dục hay vì… tiền?, đa số độc giả đề nghị.

Đề án "Sách giáo khoa (SGK) điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3” được Sở GD&ĐT TP HCM tổ chức mới đây đang gây nên nhiều tranh cãi. Qua hai bài viết đã đăng, thăm dò ý kiến từ dư luận, chúng tôi thấy rằng phần lớn người dân đều không đồng tình với đề án trên.

Đề án vô giáo dục(!?)

Dưới bài viết “Máy tính bảng sặc mùi tiền: AIC làm tư vấn, giới thiệu đối tác bán máy”, độc giả có tên Trần Hùng đã tuyên bố rằng: “Nếu đề án được áp dụng, tôi sẽ cho con tôi về quê. Không thể để họ làm hỏng cả thể chất và tâm hồn con tôi được. Cần xem lại chuyên môn của các vị thuộc Sở GD&ĐT TP.HCM, những người đang cổ xúy cho đề án vô giáo dục này”.

Độc giả Lê Lê phân tích: “Hơn chục năm nay, học sinh nông thôn thường vượt trội học sinh thành phố về kết quả thi cử, đặc biệt là thi đại học. Lý do chính là học sinh nông thôn học bằng đầu nghĩ, tay viết, mắt đọc và sáng tạo (như Marx nói - "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng". Học sinh thành phố thì ngược lại, cái gì cũng máy (và tiền), trở nên lười biếng, thụ động. Xin đừng vì tiền mà quá lạm dụng công nghệ”.

Một độc giả có tên rất mộc mạc Nguyễn Thị Út thì lo lắng sẽ có nhiều phụ huynh không biết xoay đâu ra tiền để mua cho con một chiếc máy tính bảng. Chị Út viết: “Ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, học sinh đi học còn không đủ SGK để học, không quần áo lành lặn để mặc mà nói đến máy tính bảng. Các ông muốn những người nông dân nghèo khó như chúng tôi phải khổ đến bao giờ về việc lo chi phí học tập cho con em?”.

Độc giả khác thì quan ngại cho đôi mắt của con trẻ nếu như đề án trên được thực hiện. Theo chị Phương Linh, hiện gia đình chị đang cấm con không được chơi điện tử, nghe nhạc hoặc xem phim bằng smartphone để bảo vệ đôi mắt thì Sở GD&ĐT TP. HCM lại đưa đề xuất máy tính bảng vào nhà trường. “Ai nghĩ ra đề xuất này chắc chỉ vì tiền thôi chứ có nghĩ gi đến thế hệ mai sau đâu” – chị Linh bức xúc.

Chị Hà, một độc giả khác cũng đồng quan điểm trên. Theo chị, hiện tại đã có quá nhiều gia đình phải khổ sở vì tình trạng không thể kiểm soát được con họ bị lệ thuộc vào các sản phẩm điện tử. Do đó, nếu đề án này được triển khai chính thức, đó sẽ là cho phép trẻ có điều kiện nghiện máy tính bảng. Điều này rất nguy hiểm.

Một bạn đọc xưng tên Vịt Con bình luận: “Bản thân mình là một người trong ngành còn không thể chấp nhận được huống chi là quý PHHS. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong đổi mới giáo dục là tốt nhưng cũng có rất nhiều yếu kém xuất hiện mà dân trong ngành ai cũng biết. Đừng bắt thế hệ tương lai phải gánh chịu hậu quả nặng nề của các vị tiền bối đang mang trọng trách hình thành nhân cách con người. Không cổ xúy nhưng các vị hãy nhìn, hãy lắng nghe, hãy mở rộng tầm mắt của mình ra xa hơn cái thế giới mà các vị đang sống...”

“Tôi tin là chính các quan chức Sở Giáo dục TP. HCM cũng không dám liều mình cho con mình học theo đề án này. Máy tính bảng sẽ khiến người ta, nhất là trẻ em nghiền nhanh chóng. Tôi tin chắc rằng, nếu đề án này được triển khai sẽ khiến gần như 100% trẻ học chương trình này nghiền máy tình bảng. Hệ quả nhân đạo là không thể tưởng tượng nổi” – độc giả đề tên Thiên Hà viết.

Cần làm rõ xem có lợi ích nhóm trong đề án này không?

Ngoài những bình luận phân tích tác hại của đề án trên với con trẻ và phụ huynh, rất nhiều độc giả cũng đã lên án gay gắt nhóm người đứng đằng sau đề án. Vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ động cơ và mục đích của đề án này, vì nền giáo dục hay vì… tiền?

Độc giả Trần Phúc viết: “Theo tôi cần phải làm rõ "nhóm lợi ích" nào đứng sau đề án này và xét xử với tội "lạm dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân". Chắc chắn nếu đề án này được thông qua, sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà nước và xã hội, đặc biệt là cả một thế hệ trẻ em bị "đầu độc" bởi các thiết bị công nghệ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, tương lai sau này”.

“Đề án này đương nhiên thấy rõ mùi "kim tiền" mặc dù chưa cần xem nội dung dự toán kinh phí. 

Tuy nhiên cái đó mới chỉ là mất tiền còn điều nguy hại hơn là mất người, mất cả thế hệ tương lai, có thể quy tội dự án này mưu đồ phá hoại "giáo dục - kinh tế - chính trị - xã hội" – một bạn đọc ý kiến.

Bạn đọc Lê Nam cho rằng, một số người có chức có quyền đang biến giáo dục thành một chiếc bánh ngon để chiếm đoạt tiền ngân sách và làm nghèo xã hội. Theo anh Nam, đã đến lúc phải có biện pháp cụ thể để chấn chỉnh ngay hoạt động giáo dục. Không để một số cá nhân lợi dụng gây lũng đoạn ngành giáo dục mà làm hỏng tương lai, hại ngân sách và nghèo xã hội.

Độc giả tên Bức Xúc đặt nghi vấn, ai sẽ hưởng lợi khi đề án này được thực hiện? “Các nước trên thế giới có hệ thống giáo dục phát triển còn dùng sách trong khi Việt Nam không có trong top 500 mà còn thích chơi trội. Dân thì đã nghèo rồi! Lợi ích của dân bao giờ cũng đứng sau”.

Một độc giả giấu tên cho rằng: “Ban nội chính Trung ương và lãnh đạo TP.HCM vào cuộc xem có lợi ích nhóm trong dự án sách giáo khoa điện tử của Sở GD&ĐT TP.HCM hay không. Có nên chăng xem xét trách nhiệm của Giám đốc sở GD&ĐT TP.HCM về chương trình sách giáo khoa điện tử và chương trình anh văn tích hợp”.

Sau bài viết “Ai đứng sau đề án bắt học sinh mua máy tính bảng sặc mùi tiền”, bạn đọc Dũng Lê phân tích: “NXB… cung cấp độc quyền cho AIC (không cung cấp cho bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào khác) gói nội dung sách giáo khoa điện tử bao gồm dữ liệu, các phần mềm ứng dụng đi kèm, các cơ chế quản lý, bảo mật nội dung cùng với bản quyền sử dụng... Vậy là chỉ có AIC mới cung cấp được thiết bị này, mà trong các nội dung đấu thầu thiết bị của các Sở Giáo Dục không chỉ ở TP. HCM đều có mục sách giáo khoa điện tử, đóng gói và chuyển giao…”.

Theo: GDVN

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516