Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtỐng kínhĐừng để "Ốc đảo" biến mất

Đừng để "Ốc đảo" biến mất

Thứ tư, 13 Tháng 3 2013 07:44
GD&XH) Thôn Hồng Lam thuộc xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh vốn tồn tại hàng trăm năm nay, nằm lẻ loi giữa dòng Lam Giang cuồn cuộn chảy. Vì cuộc sống thiếu thốn, việc học hành, đi lại của con em càng trở nên khó khăn...

“ốc đảo” bên dòng sông Lam

Các tàu lớn của “sa tặc” từ nhiều nơi, trong tỉnh và ngoài huyện cùng một số thuyền nhỏ của ngư dân trong huyện đêm đêm khai thác cát rầm rầm trên sông. Tàu thuyền nằm giữa sông Lam, ranh giới 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nên thực trạng "cha chung không ai khóc" vẫn tiếp diễn. Gặp gỡ và trao đổi với ông Lê Hồng Lưu Chủ tịch HĐND xã Xuân Giang, phóng viên tạp chí giáo dục & xã hội được biết. “Hồng Lam là thôn khó khăn nhất của xã, nằm ngay giữa dòng sông nên cuộc sống nơi đây rất vất vả, nhất là giao thông qua lại để giao thương với đất liền rất khó khăn”.

Nhiều năm nay báo chí đã phản ánh rất nhiều nhưng hiện tại cũng chưa giải quyết dứt điểm vấn đề này. Theo quan sát của chúng tôi nạn khai thác cát bừa bãi khiến đôi bờ sông Lam đoạn qua địa phận xã Xuân Giang (bờ nam) và xã Hưng Hoà, thành phố Vinh (bờ bắc) đều bị sạt lở. Mỗi ngày, lòng sông bị xẻo mất hàng nghìn mét khối. Xuân Giang nằm phía đông cầu Bến Thuỷ, chơi vơi giữa dòng sông Lam. Chưa bao giờ 300 ha đất tự nhiên của cù lao phải đối mặt trước nguy cơ sạt lở như lúc này.

Theo bà con ở đây cho biết: "Trước đây “ốc đảo” này có hơn 400 hộ nhưng năm nào cũng ngập lụt nên bà con tự nguyện định cư tại các vùng kinh tế mới. Năm nay, tình trạng còn nguy cấp hơn vì đáy sông bị nâng cao nên xóm sẽ ngập sâu hơn mà dân lại quá nghèo. Hậu quả do sa tặc gây ra có thể xoá sổ ốc đảo Xuân Giang 2".

oc1

 Xóm chỉ cách 270 m tính từ mép bờ sông xã Hưng Hoà (Nghệ An), trong khi để về tới đất mẹ, người dân Xuân Giang phải ngồi đò trên 700m

Hơn 1000 người dân luôn ở trong cảnh xa nhà, xa ngõ. Xóm chỉ cách 270 m tính từ mép bờ sông xã Hưng Hoà (Nghệ An), trong khi để về tới đất mẹ, người dân Xuân Giang phải ngồi đò trên 700m. Theo ông Nguyễn Văn Phong - trưởng thôn Hồng Lam cho biết: "Diện tích của "ốc đảo” này trước đây khá rộng. Nhưng sau những trận lũ bị sạt lở nghiêm trọng, làng đang bị hẹp dần. Diện tích hiện tại chỉ còn 4 km. Cũng theo ông, trong vòng 3 năm nay, làng đã bị nước lấn vào hàng trăm mét làm cho đất sản xuất bị mất dần, kèm với đó là tình trạng cát tặc khai thác ngày đêm, nên diện tích đất càng dần bị thu hẹp”.

 

Không biết đến khi nào “sóng lặng trời yên” việc đi lại của nhân dân mới có phần thuận lợi. Mùa lũ nước xiết thì ốc đảo bị cắt đứt với đất liền. Học sinh phải nghỉ học đến khi nước rút. Mỗi khi xóm cù lao bị lũ lụt "nắn gân", chính quyền xã phải tập trung lực lượng sơ tán trẻ con, người già vào đất liền, còn trai tráng cứ ngồi trên mái nhà mà chờ nước rút. Đầu năm nay, điện mới vượt gần 300 m sông để sáng lên nơi “ốc đảo”.

 

Giáo dục thiếu thốn kể cả vật chất lẫn con người

oc2

 Một lớp học thưa thớt học sinh tại Trường Xuân Giang 2

 Thôn Hồng Lam vốn có một ngôi trường duy nhất là Trường Tiểu học Xuân Giang 2, nhưng do học sinh ngày càng thưa dần nên đến tháng 11-2010 được nhập lại với Trường Tiểu học Xuân Giang và trở thành một phân hiệu. Được biết, trước đây trường chỉ là ngôi nhà tranh vách đất cấp 4 tạm bợ với 3 gian phòng, năm 2002, Bộ Công an và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phát động quyên góp, trường được xây dựng lại kiên cố gồm 1 nhà hai tầng với 8 phòng học khang trang, hiện trường có 5 giáo viên. Cô giáo Nguyễn Thị Minh, giáo viên chủ nhiệm khối 3 là người có thâm niên gắn bó với ngôi trường trong suốt 29 năm cho biết: "Để đến được thôn Hồng Lam gieo chữ, các giáo viên ở đây gặp rất nhiều khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, các cô giáo vẫn kiên trì quyết bám trường để cho các em cái chữ. Mỗi ngày, phải vượt sông 4 lần mới đến được trường, tất cả đều phải đi đò. Dù học sinh ít ỏi, nhưng tình cảm giữa giáo viên và học sinh luôn đong đầy. Những hôm mưa bão chúng tôi cũng phải mang áo mưa qua đò đến trường để các em khỏi mong. Có hôm mưa to gió lớn, đò không đi được thì hôm đó các em coi như nghỉ học. Và rồi, hôm sau, cô và trò lại phải học bù, nếu không yêu nghề, yêu trẻ chúng tôi đã bỏ nghề từ lâu rồi”.

 

Về y tế thì thực sự là quá thiếu thốn về người và vật chất, cả làng Chỉ có duy nhất một người là hộ sinh chăm lo sức khỏe cho người dân. Thiết nghĩ các cấp chính quyền nên có biện pháp thực sự để cứu “Ốc đảo” này thoát khỏi nạn “cát bay”, để một ngày ốc đảo có một tương lai tốt đẹp hơn.

Hồng Quân

Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516