Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtTin tứcBài thơ ra đời đúng lúc

Bài thơ ra đời đúng lúc

Thứ ba, 10 Tháng 4 2018 06:46

Bài thơ có tiêu đề “Đứng lên em” của tác giả Phong Du.

Đứng lên em, bốn mươi phút đủ rồi.

Bốn mươi phút nén dồn bao buồn tủi.

Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi.

Bốn mươi phút quỳ…

Buồn lắm phải không em?

Đứng lên đi để thấy rõ trắng đen.

Nào ai thắng thua giữa bên tình bên lý.

Nghề cao quý trong những nghề cao quý.

Đến lúc này mạt vận thế này sao?

Kẻ hàm ơn vênh váo đứng trên cao.

Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới.

Ôi! Lịch sử mấy ngàn năm tuổi

Đã bao giờ có chuyện này chưa?

Đã là trò dẫu Thái Tử con Vua

Cũng phải nghiêm mà tuân theo phép tắc.

Khi mắc lỗi bị thấy trách phạt.

Chuyện thường tình như thế có gì đâu.

Người với người phải tôn trọng lẫn nhau.

Huống chi đây em lại là thầy giáo.

Đâu giản đơn chỉ là nghề cơm áo.

Mà quên đi chuyện đạo nghĩa Thầy Trò.

Đứng lên em. Sao em phải đắn đo.

Sức ép ư? Cùng lắm là mất việc.

Đời đã bạc đâu còn gì phải tiếc.

Miễn sao mình giữ trọn nghĩa nhân tâm.

Thầy đời nào chẳng bán phổi nuôi thân.

Trò đời nào chẳng đổi cơm mua chữ.

Chả nhẽ thời nay nhà trường như quán chợ?

Cuộc mua bán này sòng phẳng đến thế này chăng?

Nên người ta chẳng thấy lăn tăn.

Tự cho mình cái quyền uy tối thượng

Trách mắng rồi còn bắt thầy qùy xuống

Chuẩn mực nào đo đạo đức em ơi!

Nếu luật không nghiêm thì còn có đạo trời.

Nên em ạ, ngẩng cao đầu mà sống.

Nghề của mình cần nhất lòng tự trọng.

Đứng lên em, đừng tự đánh mất mình.

Bài thơ đăng trên báo Hạ Long số 552, phát hành 20 tháng 3 năm 2018. Ngay sau khi báo phát hành đã nhận được nhiều chia sẻ, đồng tình với tâm trạng, tình cảm và dũng khí của tác giả. Mở đầu, với 4 câu thơ với tâm trạng đầy phẫn uất, đầy dũng khí, nhưng cũng đầy nghề nghiệp, với điệp từ “ Bốn mươi phút”, như khắc vào lịch sử nghề nhà giáo một nỗi buồn bằng một con số cụ thể:

Đứng lên em, bốn mươi phút đủ rồi.

Bốn mươi phút nén dồn bao buồn tủi.  

Bốn mươi phút giảng bài sao ngấn ngủi.

Bốn mươi phút quỳ…

Buồn lắm phải không em?

Vâng! Ai đã là nhà giáo và hết thảy chúng ta không ai là không có những tháng năm là học trò. Bốn mươi phút- Một tiết học quả là ngắn, bởi kiến thức nhân loại có bao giờ là đủ. Nhưng bốn phút bị làm nhục, bị hành hình thì dài lắm. Một cô gái chân yếu, tay mềm phải quỳ trên nền sân trường đầy sỏi đá, đau lắp, bỏng rát lắm. Nhưng đau hơn là nền giao dục Việt Nam, đạo lý dân tộc Việt Nam bị một số người lăng mạ, chà đạp, xỉ nhục. Nỗi đau này chắc chắn sẽ được lưu truyền đến nhiều thế hệ nhà giáo và học trò mai sau. Tác giả khuyến khích, cổ súy cô giáo không việc gì phải quỳ, được nhắc đi lại lại nhiều lần . Vì quỳ là nhục cho nghề nhà giáo. Một khi người đời đã bạc bẽo với nghề “ Thầy bán phổi”, nhưng trò không “đổi cơm lấy chữ” thì chẳng có gì phải tiếc :

 “Đứng lên em, sao em phải đắn đo

Sức ép ư? Cùng lắm là mất việc.

Đời đã bạc đâu còn gì phải tiếc.

Miễn sao mình giữ trọn nhân tâm        

Sở dĩ bài thơ được nhiều người quan tâm, chia sẻ, đồng tình với tác giả là bởi, tình trạng xúc phạm nhà giáo, bạo lực người thầy ngày càng gia tăng, đi ngược lại đạo lý của dân tộc Việt Nam. Thời gian qua, các phương tiện truyền thông, dư luận cả nước lên án mạnh mẽ về nhóm phụ huynh xông vào trường Tiểu học Bình Chánh bắt cô giáo phải quỳ tới 40 phút trước đông đảo học sinh, thầy cô giáo để xin lỗi con của họ. Thật đau lòng, trong đó có vị phụ huynh là Đảng viên. Không lâu, ngày 22/3/2018, ở phường Trung Đô, thành phố Vinh (Nghệ An), bà Phan Thị Nghĩa có con 5 tuổi chân bầm tím, nghi bị cô giáo đánh cũng xông vào trường Mầm Non Việt-Lào bắt cô giáo phải quỳ xin lỗi con bà và đánh cô giáo đang có thai phải nhập viện; Rồi một học sinh lớp 8, trường THCS Tân Thạch, huyện Châu Thành bóp cổ cô giáo ngay tại lớp; Gần đây nhất một học sinh lớp 12, đâm thủng bụng thầy giáo chủ nhiệm ngay tại cổng trường, thầy phải nhập viện cấp cứu…Trong khi phần đông đọc giả lên án thì có một số người lại tỏ thái độ bảo vệ nhóm người vô ơn bạc nghĩa, “ không có lửa làm sao có khói”. Tác giả giải thích :

                               “ Khi mắc lỗi bị thầy trách phạt

                               Chuyện thường tình như thế có gì đâu”.

Ông cha ta có câu “ ghét cho roi vọt- Ghét cho ngọt cho bùi”. Khổng Tử có câu      “ Ai ghét ta là bạn ta”. Thời Phong kiến các thầy Đồ rất nghiêm khắc với học sinh. Không thuộc bài bị quỳ trên gai mít, bị thầy đánh sưng tay là chuyện bình thường, Thế mới có Lưỡng Quốc Trạng Nguyễn Nguyễn Hiền, mới có Đại Thi hào Nguyễn Du…

     Suy cho cùng do luật pháp không nghiêm, nền giáo dục có vấn đề, nên đân tộc Việt Nam có hai nghề cao quý, là nghề chữa bệnh và người dạy chữ. Những người hành nghề hai nghề này được xã hội trân trọng tôn vinh là “ Thầy”. Người xưa có câu “ Nhất tự vi sư- bán tự vi sư”( Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy); “ Tôn sư, trọng đạo” ( tôn kính thầy giáo và thượng tôn lễ nghĩa); “ Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”; “ Mồng Một Tết Cha, Mồng hai Tết ngoại, Mồng ba Tết Thầy”. Hai nghề dạy người và cứu người mà bị một số người bạc đãi thì không thể coi một xã hội tốt đẹp.Một xã hội có phép tắc thì dù là ai cũng phải kính trọng Thầy :

“Đã là trò dẫu Thái Tử con Vua.

Cũng phải nghiêm mà tuân theo phép tắc”

Vậy mà chưa bao giờ như bay giờ hai nghề cao quý lại bị hạ thấp, bị một số người ngược đãi, bạc bẽo với người Thầy, bạc bẽo với với nghề cao quý trong những nghề cao quý, khiến tác giả phải đặt câu hỏi, đau xót:

“Nghề cao qúy trong những nghề cao quý

Đến lúc này mạt vận đến thế sao?”.

Có hàng triệu thầy thuốc, thầy giáo ngày đêm học hỏi, trao dồi kiến thức để dạy người và cứu người thì một số người vô ơn bạc nghĩa chà đạp lên người Thầy :

“Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao

Bắt người thầy phải cúi đầu quỳ phía dưới”.

Cái đạo lý cao qúy để một dân tộc trường tồn là “ Người yêu người, sống để yêu nhau” ( Tố Hữu). Thầy giáo, người dậy người để có nhưng “ Hiền tài của đất nước” lại bị mai mỉa :

“Người với người phải tôn trọng lẫn nhau

Huống chi đây em lại là nhà giáo.

Đâu giản đơn chỉ là cơm áo.

Họ quên đi chuyện đạo nghĩa Thầy-Trò.

Khi mà đạo lý bị một số người chà đạp. Khi mà luật pháp chưa đủ mạnh đề bảo vệ người thầy thì tác giả cổ suy cô giáo bị phụ huynh bắt qùy, đau xót đến phải kêu lên thảng thốt, bằng một thán từ “ Ôi!” để lục lại lịch sử của một dân tộc vốn có đạo lý tôn sư trọng đạo:

“Ôi! Lịch sử qua mấy ngàn năm tuổi

Đã bao giờ có chuyện này chưa?”.

Có thể coi họ đã chống lại chủ trương của Đảng, nhà nước, vì Đảng Nhà nước ta đang ra sức xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Và cũng có thể nói họ đã vong ơn bội nghĩa với hàng triệu người đã hi sinh đỏ xương máu để dành lại độc lập, tự do dân tộc.

Kết bài thơ, tác giả rất tin ở Luật Nhân- Quả và luôn tự hào nghề giáo là một nghề cao quý :

“Nếu luật không nghiêm thì còn có đạo trời.

Nên em ạ! Ngẩng cao đầu mà sống.                                

Bốn mươi phút cô giáo bị quỳ, không ai “ nâng” cô dậy, kể cả vị Hiệu Trưởng Huỳnh Văn Sơn, cũng vô cảm, thiều trách nhiêm bỏ đi, thì tác giả nhẹ nhàng cuối xuống nâng cô lên :                      

“Nghề của mình cần nhất lòng tự trọng.

Đứng lên em, đừng tự đánh mất mình”.

Vì ở đời có luật Nhân -Quả, nên vài tháng sau thì vị Hiệu Trưởng Huỳnh Văn Sơn bị cắt chức, vị phụ huynh, đảng viên Võ Hồng Thuận, người “ Tự cho mình có quyền uy tối thượng” bị khai trừ đảng. Đó là Luật pháp- Luật đời, nên người viết bài này muốn tác giả thay câu : Luật không nghiêm thì còn có đạo trời” bằng câu “ Luật không nghiêm thì còn có luật Đời”. Vì Trời không có thật. Đời thì đâu đâu và thời nào cũng có nhiều người tốt. Khi xã hội chưa có pháp Luật thì con người cư xử với nhau bằng tình người. “ Phép Vua thua lệ làng” là thế.

Được biết, tác giả là nhà giáo có nhiều năm đứng trên bục giảng, hiện là giảng viên trường Chính Trị ở một thành phố lớn. Nghĩa là đang giảng dạy cho những “ Con Vua, cháu Chúa”, những nguyên khí của quốc gia. Tác giả không bị áp lực bởi “ phụ huynh” của họ. Nhưng rất phẫn uất với những ai đó có hành vi làm nhục người thầy.

Đọc bài thơ của tác giả Phong Du, nhiều đọc giả quan tâm, chia sẻ. Đặc biệt, các nhà giáo trong cả nước như được tiếp thêm lòng yêu nghề; Những phụ huynh có lòng tự trọng sẽ chấn chỉnh suy nghĩ trước khi hành động. Ngành giáo dục và các ấp chính quyền sẽ có trách nhiệm hơn. Tác dụng của bài thơ thật lớn. Vì nó ra đời đúng lúc và nói lên được điều mọi người muốn nói.

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516