Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtXã hộiKỷ luật bác sĩ giẫm chân lên giường: Đồng nghiệp phẫn nộ

Kỷ luật bác sĩ giẫm chân lên giường: Đồng nghiệp phẫn nộ

Thứ năm, 25 Tháng 6 2015 07:30
u khi bức ảnh bác sĩ H. giẫm chân lên giường để khám cho bệnh nhân lan truyền, bác sĩ này đã phải từ chức. Nhưng cộng đồng thầy thuốc lại hết sức phẫn nộ vì hình thức xử lý này.

damchanleguong

Hình ảnh bác sĩ H. đặt chân lên giường khi đang khám bệnh đang lan truyền trên mạng.

Bác sĩ đồng cảm

Gần đây, trên các trang mạng xã hội đã lan truyền bức ảnh một vị bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Thao (Phú Thọ) bỏ dép, giẫm một chân lên giường bệnh để thăm khám cho một bệnh nhân lớn tuổi. Đa số người dân khi bắt gặp hình ảnh trên đều tỏ ra phẫn nộ và đặt nghi vấn lớn về y đức của vị bác sĩ. Tuy nhiên, một số cũng tỏ ra cảm thông và có cái nhìn bớt khắt khe về hành động này.
 
Trước làn sóng của cộng đồng mạng, Bệnh viện Đa khoa Lâm Thao Phú Thọ đã họp kín và kỷ luật bác sĩ H. – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện. Ngay sau đó, bác sĩ H. cũng xin từ chức trước dư luận từ cộng đồng mạng. 
 
Hành động của bác sĩ H. được nhiều bác sĩ tại Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh đồng cảm. Theo cộng đồng bác sĩ, việc kỷ luật khiến bác sĩ H. phải từ chức là hình phạt quá nặng. Các bác sĩ cho rằng, bức hình không nói lên được sự yếu kém của y đức hay sự coi thường bệnh nhân mà đó là hình ảnh bác sĩ đang cố vần lưng bệnh nhân lên để khám.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Việt Hương – Khoa Nhi, Bệnh viện K, Hà Nội tâm sự, chị thật sự tiếc cho đồng nghiệp. Với hành động của anh H, anh không đáng bị kỷ luật nặng như vậy.

Bác sĩ Hương cho rằng “Chắc chắn bác sĩ đó có lý do riêng tại thời điểm đó. Anh ấy cần phải làm thế vì tình trạng của bệnh nhân. Hồi làm ở bệnh viện K cơ sở 2, bác sĩ Vũ Huy trong kíp trực cùng tôi đã phải trèo lên giường để xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho một bệnh nhân ngừng tim. Có lần tôi phải trèo lên giường, còn bệnh nhân đứng sát tường để tôi đo chiều cao cho bệnh nhân vì anh này cao 1 mét 85, trong khi tôi chỉ 1 mét 49”. 

Bác sĩ Hương kể hồi mới sang học ở bệnh viện trường đại học Texas, Mỹ, chị rất ngạc nhiên là các bác sỹ, điều dưỡng có thể mặc gì tùy thích trong giờ làm việc, trong khi khám bệnh, làm thủ thuật, trao đổi với bệnh nhân...Họ giao tiếp với bệnh nhân hoàn toàn thoải mái với nhiều kiểu đứng, ngồi, gác chân...như thể bác sĩ và bệnh nhân đang tán gẫu vui vẻ. Ở đó họ làm vậy để thu hẹp khoảng cách với bệnh nhân, giúp bệnh nhân cảm thấy được chia sẻ, không mặc cảm bị xa lánh. Chỉ một số vị trí làm việc đặc biệt như trong phòng mổ, labo cần tuyệt đối vô trùng mới cần mặc đồng phục. 
Một bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện K Hà Nội cũng khẳng định không thể nhìn vào một tấm hình mà có thể kết luận về cái tâm của người bác sĩ hay là trù dập người ta. Có thể ở tuyến huyện, nhiều bác sĩ còn bình dân nên họ có những hành động không được văn minh nhưng không phải vì thế mà cái tâm trong nghề của họ cũng kém.
Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng đây là hình phạt nặng và không đáng có. Việc bác sĩ gác nhân lên giường có thể do một hoàn cảnh nào đó.

Phải chăng là sự trù dập?

Đa số các bác sĩ đều cho rằng rất có thể anh H. là nạn nhân của một chế độ lạnh lùng, người lãnh đạo bệnh viện không vững vàng trước sóng của cộng đồng mạng để bảo vệ bác sĩ. 

Về quan điểm của mình, bác sĩ Hương cho rằng phải chăng đây là vụ thanh trừng lẫn nhau, hay trò ném đá hội đồng của đám đông đập bàn phím?

Bác sĩ Lương Quốc Chính đưa ra quan điểm nhiều người cho rằng bác sĩ phải phục vụ bệnh nhân, bệnh viện là nơi cung cấp dịch vụ. Nhưng với các bác sĩ, y sĩ trong các bệnh viện công hiện nay chỉ đang làm nhiệm vụ mà xã hội giao phó cho họ trong điều kiện và khả năng có thể và phù hợp với mặt bằng chung của kinh tế, văn hóa... ở địa phương đó. Đừng yêu cầu họ cao quá khi chưa coi trọng và trả lương xứng đáng cho họ.

“Làm gì cũng phải có chừng có mực, công minh, và hơn nữa bức ảnh này thậm chí còn nhận được rất nhiều cảm thông từ cộng đồng. Mặt khác, để đào tạo được 1 bác sĩ và thuyết phục họ công tác tại y tế cơ sở trong giai đoạn này không phải chuyện dễ dàng. Nhiều xã, nhiều huyện hiện nay rất thiếu và thậm chí không có bác sĩ. Chỉ vì dư luận, chỉ vì an toàn, chỉ vì lợi ích nhóm... mà không cố gắng tìm giải pháp thỏa đáng hơn thay vì “trảm” – bác sĩ Chính nói.

Về phần mình, bác sĩ Võ Xuân Sơn – cho rằng câu chuyện của bác sĩ H. ở Phú Thọ có thể gặp ở bất cứ cơ quan nào thuộc hệ thống công lập, trực tiếp chịu sự quản lí của nhà nước. Ở đó đầy rẫy những lãnh đạo hiểu biết kém, thiếu bản lĩnh, sợ đủ thứ, sẵn sàng vùi dập cấp dưới cũng như tìm mọi cách lấy lòng cấp trên, những lãnh đạo sẵn sàng loại trừ những nguy cơ, dù nhỏ nhất, có thể ảnh hưởng đến danh dự hão của mình, bất chấp điều đó ảnh hưởng như thế nào đến số phận của một con người.
Theo Infonet
Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516