Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtXã hộiMạng xã hội góp phần đẩy nữ sinh 15 tuổi tới cái chết thương tâm

Mạng xã hội góp phần đẩy nữ sinh 15 tuổi tới cái chết thương tâm

Thứ tư, 24 Tháng 6 2015 10:58
 Bà Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã đề cập tới vấn đề này tại nghị trường sáng nay và đề nghị phải có biện pháp bảo vệ thanh thiếu niên.

Sáng nay, Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Hòa Bình) – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nêu một thí dụ đau lòng khi Quốc hội thảo luật về dự án Luật an toàn thong tin.

Đó là trường hợp của nữ sinh 15 tuổi N.T.A.T. (Sinh năm 2000, quê ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) uống thuốc diệt cỏ quyên sinh, do bạn trai 22 tuổi đưa video về quan hệ của hai người lên mạng xã hội.

Chỉ sau khi xuất hiện 2 ngày thì video này đã lan truyền với tốc độ rất nhanh có tới hơn 5000 người xem.

“Có thể nói việc này gây tác động rất mạnh đến tâm lý của nữ sinh, kết quả như ta đã biết rất đau lòng là nữ sinh đã quyên sinh.

Có một câu nói của nữ sinh trong thời gian 3 ngày chạy chữa cho em tại bệnh viện và làm cho tôi hết sức suy nghĩ đó là xin cộng đồng mạng hãy tha cho cháu", bà Hải nói.

nguyenthanhhainusinhuongthuocdietco giaoducnetvn

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải. ảnh: TTBC Quốc hội.

Bà Hải cho biết, trong thời gian nghỉ giải lao ở Quốc hội, bà đã có trao đổi với Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, thấy rằng video clip này do bạn trai của nữ sinh đưa lên mạng thì thuộc loại thông tin riêng, không phải là thông tin cá nhân và việc bảo vệ thông tin riêng cũng như các quy định khác về thông tin riêng còn chưa được quy định rõ ràng trong luật.

“Có thể nói là mạng xã hội đã góp phần đẩy nữ sinh đến kết cục đau lòng như trên, nhưng câu hỏi đặt ra là có cách nào, có biện pháp nào ứng cứu khẩn cấp đối với người thân, đối với gia đình của em nữ sinh khi phát hiện ra vấn đề này?

Cơ quan quản lý nhà nước có những biện pháp gì ứng cứu khẩn cấp với gia đình trong suốt thời gian ba ngày đó thì gia đình cũng không biết cầu cứu ở đâu và cũng không biết liên hệ với ai để ngăn chặn việc phát tán này?”, bà Hải đặt vấn đề.

Cũng theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, việc bảo vệ thanh thiếu niên trước những tác động xấu mạng Internet, mạng xã hội đã được nhiều nước quan tâm.

Đặc biệt trong thời gian vừa qua tại Diễn đàn nghị sỹ trẻ toàn cầu được tổ chức tại Tokyo ngày 24, 25 tháng 5 cũng đã đề cập đến vấn đề này một cách hết sức sâu sắc.

“Theo tôi, việc xây dựng Luật an toàn thông tin sẽ là một cơ hội để chúng ta có thể giảm thiểu các tác động xấu, tác động mặt trái của mạng Internet, mạng xã hội nên thanh thiếu niên mà trước hết là cần bổ sung thêm về các quy định đối với việc bảo vệ các thông tin riêng trên mạng", bà Hải nói.

nu-sinh-tu-tu-vi-tung-clip-sex-len-mang-9

Nữ sinh ở Đồng Nai đã uống thuốc diệt cỏ tự tử, Đại biểu Quốc hội chỉ rõ nguyên nhân cái chết có tác động của mạng xã hội. ảnh: facebook.

Một ý kiến khác tương đồng là của Đại biểu Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội) cho rằng, để việc kiểm soát thông tin được trọn vẹn, luật cần đưa thêm quy định về chống thoái thác thông tin, đảm bảo mọi thông tin đều có thể truy nguồn, đây là một điều kiện để hài hòa việc tôn trọng riêng tư cá nhân, nhưng đồng thời đảm bảo lợi ích chung.

“Việc luật quy định chống thoái thác thông tin, sẽ quy trách nhiệm về việc cung cấp thông tin tới từng cá nhân, tổ chức, quy định này sẽ làm giảm những luồng tin sai gây bất ổn trong xã hội, góp phần xây dựng nề nếp trao đổi thông tin văn minh hơn.

Hiện tượng nói sai, xuyên tạc có dụng ý hay không dụng ý trên mạng hiện nay đang phát triển rất mạnh, gây ra nhiều hậu quả, trong đó làm xói mòn văn hóa cộng đồng, gây mất niềm tin vào xã hội, gốc của vấn đề là chưa có một luật nào ghi rõ trách nhiệm về vấn đề này”, ông Bình bày tỏ.

Theo GDVN

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516