Huỳnh Thị Bích Phượng*
Ngô Thị Hạnh Quyên
Phan Lê Vĩnh Thông
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
*email tác giả liên hệ: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
ABSTRACT
The article explores the factors affecting the scientific research (SR) activities of students (S) from the Faculty of Foreign Languages, specializing in Business English at Ho Chi Minh City University of Banking (HUB). The results identified four main factors: interest and support from the university and lecturers; research competency; research environment; and research motivation. Among these, student competency has the most significant influence. This study not only enriches theoretical foundations but also offers practical value by identifying challenges faced by students in general, and specifically Business English students at HUB in SR activities. From there, solutions are proposed to improve these activities.
Keywords: scientific research, factors on scientific research, research ability, English majors
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là yếu tố quan trọng và rất ý nghĩa. NCKH giúp thúc đẩy sự phát triển xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục và sự trưởng thành của sinh viên (SV) [1]. NCKH còn giúp SV phát triển kỹ năng nghiên cứu, bổ sung kiến thức chuyên ngành, cải thiện kỹ năng mềm như tư duy phản biện, làm việc nhóm, quản lý thời gian, đồng thời tăng năng lực cạnh tranh khi xin việc hoặc học cao hơn.
Tuy nhiên, hoạt động NCKH của SV chuyên ngành Tiếng Anh thương mại tại Khoa Ngoại ngữ (KNN) trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (ĐHNH-TPHCM) [3] còn hạn chế. Theo thống kê giai đoạn 2019-2024, KNN chỉ có 2 đề tài NCKH và 3 bài tham luận với tổng cộng 15 SV tham gia; trong khi đó, toàn trường ghi nhận 149 đề tài tham luận trong cùng khoảng thời gian. Điều này cho thấy kết quả NCKH của SV tại KNN chưa tương xứng với tiềm năng. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng này. Bài nghiên cứu không chỉ làm rõ những nhân tố liên quan tới sự tham gia NCKH của SV tại KNN mà còn đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, tạo động lực và mở rộng cơ hội phát triển toàn diện cho SV trong môi trường đại học hiện nay.
2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất
Theo phân tích ở trên, đồng thời dựa vào các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả nhn thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia NCKH của SV, cụ thể gồm: Sự quan tâm khuyến khích của nhà trường; môi trường nghiên cứu; năng lực nghiên cứu; động cơ cá nhân.
Tuy nhiên, một yếu tố có thể tác động tiêu cực đến hoạt động này là áp lực học tập. Khi SV phải đối mặt với khối lượng lớn bài học và các yêu cầu trong chương trình học, họ có thể không còn đủ thời gian và năng lượng để tập trung vào NCKH.
Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu sau:
Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường có tác động tích cực đến sự tham gia NCKH của SV.
H2: Môi trường nghiên cứu có tác động tích cực đến sự tham gia NCKH của SV.
H3: Năng lực nghiên cứu có tác động tích cực đến sự tham gia NCKH của SV.
H4: Động cơ nghiên cứu có tác động tích cực đến sự tham gia NCKH của SV.
H5: Áp lực học tập có tác động tiêu cực đến sự tham gia NCKH của SV.
Mô hình đề xuất:
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất)
Ngoài ra, để kiểm định mối quan hệ giữa đặc điểm của SV với sự tham gia NCKH, các yếu tố giới tính, số năm học đại học cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
3.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm xác định và điều chỉnh thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của SV, từ đó làm cơ sở cho nghiên cứu định lượng. Việc xác định thang đo dựa trên tổng hợp lý thuyết, kết quả phỏng vấn chuyên gia (đại diện Ban lãnh đạo khoa Ngoại ngữ và giảng viên cố vấn học tập) và điều chỉnh từ thực tiễn. Sau khi hoàn tất các bước nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp biến trong từng thang đo.
3.2. Nghiên cứu định lượng
Mẫu nghiên cứu
Nhóm tác giả áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Dựa trên mô hình nghiên cứu với 51 biến quan sát, kích thước mẫu được xác định: n ≥ 5 × 51 = 255 (Gorsuch (1983)). Tuy nhiên, để đảm bảo số lượng mẫu thuyết phục, nhóm đã phát 460 phiếu.
Việc khảo sát tập trung vào đối tượng SV năm 3 và 4 vì những SV có khả năng và điều kiện tham gia NCKH cao nhất. Họ đã tích lũy tương đối đầy đủ kiến thức chuyên môn, có thời gian học tập linh hoạt hơn so với SV năm 1 và năm 2; đồng thời những SV này cũng có nhu cầu xây dựng nền tảng nghiên cứu để chuẩn bị cho việc tốt nghiệp hoặc học cao hơn.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập từ hai nguồn chính, gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
Thứ nhất, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu nghiên cứu trước đây, các công bố khoa học liên quan đến hoạt động NCKH của SV; đồng thời từ phỏng vấn chuyên gia.
Thứ hai, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát SV bằng bảng câu hỏi. Nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phát phiếu khảo sát trực tuyến qua Google Form (thông qua nguồn cung cấp email từ khoa Ngoại ngữ) và trực tiếp tại giảng đường để đảm bảo thu thập được dữ liệu đúng từ SV chuyên ngành tiếng Anh thương mại. Thời gian khảo sát được thực hiện trong HK 1 năm học 2024-2025, từ tháng 09/2024 đến 10/2024.
Công cụ đo lường và thiết kế bảng hỏi
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia NCKH của SV, bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ, cụ thể các mức từ 1-5 như sau:
1 - Hoàn toàn không đồng ý
2 - Không đồng ý
3 - Trung lập
4 - Đồng ý
5 - Hoàn toàn đồng ý
Bảng hỏi được chia thành 5 nhóm nhân tố chính, mỗi nhóm (từ 8 -10 biến quan sát) bao gồm các biến quan sát cụ thể nhằm đo lường các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0. Đồng thời, để đánh giá độ tin cậy của thang đo, nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích EFA cũng được sử dụng để kiểm định cấu trúc của các thang đo, nhằm đảm bảo các nhóm nhân tố có thể đo lường chính xác các khía cạnh của nghiên cứu. Sau khi kiểm định thang đo, các biến đạt yêu cầu sẽ được đưa vào mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, giúp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định tham gia NCKH của SV.
Phương trình hồi quy có dạng:
Y=β0+β1X1+β2X2+...+βnXn+ϵ
Trong đó:
Y: Mức độ tham gia NCKH của SV
X1, X2, ..., Xn: Các yếu tố ảnh hưởng
β: Hệ số hồi quy
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của SV
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của SV được tổng hợp qua các biến quan sát như sau:
Bảng 1. Bảng tổng hợp phân tích thống kê mô tả các nhân tố
STT |
Biến quan sát |
Trung bình |
Độ lệch chuẩn |
1 |
Sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường (QT) |
4.10 |
0.55 |
2 |
Môi trường nghiên cứu (MT) |
4.20 |
0.40 |
3 |
Năng lực nghiên cứu (NL) |
3.95 |
0.50 |
4 |
Động cơ nghiên cứu (DC) |
4.35 |
0.45 |
5 |
Áp lực học tập (AP) |
3.70 |
0.60 |
(Nguồn: Nhóm tác giả xử lý số liệu)
Dữ liệu thống kê cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của SV có sự khác biệt về mức độ đánh giá và độ phân tán trong phản hồi. Cụ thể:
- Sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường (QT) có trung bình 4.10 và độ lệch chuẩn 0.55, cho thấy SV đánh giá khá cao về mức độ hổ trợ từ nhà trường, nhưng vẫn có sự chênh lệch trong phản hồi.
- Môi trường nghiên cứu (MT) có mức trung bình 4.20 và độ lệch chuẩn 0.40, cho thấy SV có đánh giá tương đối đồng đều về điều kiện nghiên cứu, với mức độ hài lòng khá cao.
Năng lực nghiên cứu (NL) có trung bình 3.95 với độ lệch chuẩn 0.50, phản ánh sự phân tán vừa phải trong đánh giá về khả năng nghiên cứu của SV.
- Động cơ nghiên cứu khoa học (DC) đạt trung bình 4.35, cao nhất trong các biến quan sát, với độ lệch chuẩn 0.45, cho thấy động lực nghiên cứu được đánh giá tích cực và có mức độ đồng thuận cao.
- Áp lực học tập (AP) có mức trung bình 3.70, thấp nhất trong các yếu tố, với độ lệch chuẩn 0.60, thể hiện sự phân hóa mạnh trong đánh giá về mức độ ảnh hưởng của áp lực học tập đến NCKH.
Các biến trong nghiên cứu có mức trung bình dao động từ 3.70 đến 4.35, trong đó động cơ tham gia NCKH là yếu tố được đánh giá cao nhất, trong khi áp lực học tập có sự phân tán lớn nhất trong phản hồi của SV.
4.2. Tính nhất quán của các biến quan sát
Để kiểm tra tính nhất quán nội tại của các biến quan sát trong từng nhóm thang đo, nhóm áp dụng phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha [8]:
Bảng 2. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
STT |
Thang đo |
Cronbach’s Alpha |
Các biến quan sát bị loại |
Kết luận về thang đo |
1 |
Sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường (QT) |
0.875 |
0 |
Tốt |
2 |
Môi trường nghiên cứu (MT) |
0.790 |
0 |
Sử dụng được |
3 |
Năng lực nghiên cứu (NL) |
0.812 |
0 |
Tốt |
4 |
Động cơ nghiên cứu (DC) |
0.860 |
0 |
Sử dụng được |
5 |
Áp lực học tập (AP) |
0.520 |
0 |
Không đạt |
6 |
Mức độ tham gia NCKH (Phụ thuộc) |
0.845 |
0 |
Tốt |
(Nguồn: Nhóm tác giả xử lý số liệu)
Kết quả cho thấy các thang đo trong nghiên cứu có độ tin cậy ở các mức khác nhau, cụ thể:
- Sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường: Hệ số 0.875, thể hiện tính nhất quán cao giữa các biến.
- Môi trường nghiên cứu: đạt hệ số 0.790, thể hiện độ tin cậy cao.
- Năng lực nghiên cứu của sinh viên: đạt hệ số 0.812, cho thấy SV có sự đánh giá khá đồng đều về các kỹ năng
- Động cơ nghiên cứu khoa học: đạt hệ số 0.860, chứng minh rằng SV có động lực với quyết định tham gia NCKH.
- Mức độ tham gia NCKH (biến phụ thuộc): đạt 0.845, cho thấy rằng các biến quan sát trong nhóm này phản ánh chính xác mức độ tham gia của SV vào các hoạt động nghiên cứu.
Tuy nhiên, thang đo áp lực học tập không đạt yêu cầu về độ tin cậy khi hệ số Cronbach’s Alpha chỉ ở mức 0.520. Bên cạnh đó, có hai biến quan sát trong thang đo này có hệ số tương quan biến tổng thấp, cho thấy rằng chúng không có mối liên kết mạnh với các biến còn lại. Điều này phản ánh sự chênh lệch lớn trong đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của áp lực học tập đối với NCKH. Do đó, nhóm nghiên cứu loại bỏ thang đo áp lực học tập. Đồng thời, phân tích EFE cho thấy các nhân tố giữ lại có thể giải thích được phần lớn sự biến thiên của dữ liệu:
Kết quả phân tích nhân tố EFA:
Bảng 3. Tổng phương sai trích và Eigenvalue
Nhân tố |
Eigenvalue |
% Phương sai |
% Lũy kế |
1 (QT) |
5.432 |
21.56% |
21.56% |
2 (MT) |
3.785 |
15.14% |
36.70% |
3 (NL) |
2.896 |
11.58% |
48.28% |
4 (DC) |
1.872 |
7.49% |
65.03% |
(Nguồn: Nhóm tác giả xử lý số liệu)
Tổng phương sai trích đạt 65.03% (> 50%), thể hiện rằng 4 nhân tố giữ lại là phù hợp.
Vậy, có thể kết luận các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia NCKH của SV chuyên ngành tiếng Anh thương mại tại ĐHNH-TP.HCM gồm 4 nhân tố: Sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường, môi trường nghiên cứu, năng lực nghiên cứu, và động cơ nghiên cứu.
4.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chính thức
Dựa vào cơ sở tổng hợp các kết quả phân tích trên, nhóm tác giả kết luận mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chính thức như sau:
Mô hình nghiên cứu
Hình 2: Mô hình nghiên cứu chính thức
(Nguồn: Nhóm tác giả điều chỉnh lại sau khi phân tích nhân tố)
Các giả thuyết nghiên cứu
H1: Sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường có tác động tích cực đến sự tham gia NCKH của SV
H2: Môi trường nghiên cứu có tác động tích cực đến sự tham gia NCKH của sinh viên
H3: Năng lực nghiên cứu có tác động tích cực đến sự tham gia NCKH của sinh viên
H4: Động cơ nghiên cứu có tác động tích cực đến sự tham gia NCKH của sinh viên
Kiểm định mô hình nghiên cứu chính thức:
4.3.1 Phân tích tương quan
Bảng 4. cho thấy mối tương quan R giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập đều lớn hơn 0,1. Như vậy, có 4 biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc (NCKH):
Bảng 4. Kết quả phân tích Pearson về các nhân tố
|
QT |
|
MT |
NL |
DC |
NCKH |
|
QT |
Hệ số tương quan |
1 |
|
0,294 |
0,442 |
0,067 |
0,073 |
Giá trị sig |
|
|
0,000 |
0,000 |
0,235 |
0,190 |
|
Số quan sát |
445 |
|
445 |
445 |
445 |
445 |
|
MT |
Hệ số tương quan |
0,294 |
|
1 |
0,367 |
0,002 |
0,024 |
Giá trị sig |
0,000 |
|
|
0,000 |
0,977 |
0,673 |
|
Số quan sát |
445 |
|
445 |
445 |
445 |
445 |
|
NL |
Hệ số tương quan |
0,442 |
|
0,367 |
1 |
0,077 |
0,051 |
Giá trị sig |
0,000 |
|
0,000 |
|
0,167 |
0,360 |
|
Số quan sát |
445 |
|
445 |
445 |
445 |
445 |
|
DC |
Hệ số tương quan |
0,067 |
|
-0,002 |
-0,077 |
1 |
0,180 |
Giá trị sig |
0,235 |
|
0,977 |
0,167 |
|
0,001 |
|
Số quan sát |
445 |
|
445 |
445 |
445 |
445 |
|
NCKH |
Hệ số tương quan |
0,593 |
|
0,446 |
0,520 |
0,455 |
1 |
Giá trị sig |
0,000 |
|
0,000 |
0,000 |
0,001 |
|
|
Số quan sát |
445 |
|
445 |
445 |
445 |
445 |
(Nguồn: Nhóm tác giả xử lý số liệu)
4.3.2. Phân tích hồi quy
Vì các biến độc lập có hệ số tương quan lớn hơn 0,1. Do đó, nhóm tác giả tiếp túc xem xét trong phân tích hồi quy theo công thức:
(1) NCKH= α + β1* QT + β2* MT + β3* NL + β4* DC (với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa)
(2) NCKH= β1* QT + β2* MT + β3* NL + β4* DC (với hệ số hồi quy chuẩn hoá). Trong đó: QT, MT, NL, DC là 4 biến độc lập; NCKH là biến phụ thuộc
Bảng 5 cho thấy R Square tăng khi thêm biến độc lập vào mô hình, nhưng không phản ánh chính xác dữ liệu thực tế. R Square điều chỉnh (0,916) khắc phục điều này bằng cách giảm sự phóng đại, giúp đánh giá mô hình an toàn hơn. R Square điều chỉnh chỉ ra mô hình phù hợp, với biến phụ thuộc "Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học" được giải thích bởi 4 biến độc lập.
Hệ số Durbin - Watson dùng để kiểm tra tính tương quan chuỗi trong sai số đo lường. Kết quả trong mô hình, đại lượng thống kê Durbin - Watson = 1,815 nằm trong đoạn từ 1 đến 3 chứng tỏ không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình hay mô hình không có sự tương quan.
Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy đánh giá sự phù hợp của mô hình
Tóm tắt mô hình |
|||||
Mô hình |
Giá trị R |
R bình phương |
R bình phương hiệu chỉnh |
Sai số chuẩn ước lượng |
Giá trị Durbin-Watson |
1 |
0,958a |
0,917 |
0,916 |
0,08342 |
1,815 |
a. Predictors: (Constant), QT, MT, NL, DC |
|||||
b. Dependent Variable: NCKH |
(Nguồn: Nhóm tác giả xử lý số liệu)
4.3.3. Sự phù hợp của mô hình
Kết quả bảng 6 cho thấy trị thống kê F = 578,346 với giá trị sig rất nhỏ (Sig.=0,000 0,05) chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với cả mẫuvà tổng thể nghiên cứu hay các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc.
Bảng 6. Phân tích hồi quy kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
ANOVAa |
||||||
Mô hình |
Tổng các bình phương |
df |
Trung bình bình phương |
F |
Sig. |
|
1 |
Regression |
24,147 |
6 |
4,025 |
578,346 |
0,000b |
Residual |
2,178 |
313 |
0,007 |
|
|
|
Total |
26,325 |
319 |
|
|
|
|
a. Dependent Variable: NCKH |
||||||
b. Predictors: (Constant), QT, MT, NL, DC |
(Nguồn: Nhóm tác giả xử lý số liệu)
4.3.4. Hiện tượng đa cộng tuyến
Theo bảng 7, giá trị hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ, có giá trị từ 1,017 đến 1,375 của tất cả các nhân tố đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và các biến trong mô hình được chấp nhận.
Bảng 7. Xác định hệ số hồi quy
Coefficientsa |
||||||||
Mô hình |
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa |
t |
Sig. |
Thống kê đa cộng tuyến |
|||
B |
Sai số chuẩn |
Beta |
Độ chấp nhận |
Hệ số phóng đại phương sai |
||||
1 |
(Constant) |
0,293 |
0,044 |
|
6.673 |
0,000 |
|
|
QT |
0,119 |
0,007 |
0,245 |
17,396 |
0,000 |
0,772 |
1,296 |
|
MT |
0,124 |
0,008 |
0,311 |
14,906 |
0,000 |
0,839 |
1,192 |
|
NL |
0,130 |
0,008 |
0,362 |
16,529 |
0,000 |
0,727 |
1,375 |
|
DC |
0,142 |
0,007 |
0,281 |
19,580 |
0,000 |
0,983 |
1,017 |
|
a. Dependent Variable: NCKH |
(Nguồn: Nhóm tác giả xử lý số liệu)
4.2.5. Giải thích mô hình hồi quy tuyến tính bội
Kết quả phân tích trong bảng hệ số hồi quy cho thấy giá trị sig. của các nhân tố QT, MT, NL, DC đều 0,05. Như vậy, 4 nhân tố này tương quan có ý nghĩa với biến NCKH với độ tin cậy trên 95% hay nói các khác chúng có ảnh hưởng đến tham gia NCKH của SV. Phương trình hồi quy thể hiện theo hệ số hồi quy chuẩn hóa như sau: NCKH= 0,362 * NL + 0,311 * MT + 0,281 * DC + 0,245 * QT
Nhân tố NL có hệ số Beta = 0,362, dương (+), với sig < 0,05. Như vậy, giả thuyết H1 được chấp nhận.
Nhân tố MT có hệ số Beta = 0,311, dương (+), với sig < 0,05. Như vậy, giả thuyết H2 được chấp nhận.
Nhân tố DC có hệ số Beta = 0,281, dương (+), với sig < 0,05. Như vậy, giả thuyết H3 được chấp nhận.
Nhân tố QT có hệ số Beta = 0,245, dương (+), với sig < 0,05. Như vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận.
Nói cách khác, tất cả các nhân tố Năng lực nghiên cứu, Môi trường nghiên cứu, Động cơ nghiên cứu, Sự quan tâm của nhà trường đều có ảnh hưởng thuận chiều đến sự tham gia NCKH của SV.
5. Thảo luận và đề xuất
5.1. Thảo luận
Nghiên cứu xác định 4 nhân tố tác động đến sự tham gia NCKH của sinh viên, gồm: Năng lực nghiên cứu (Beta = 0,362), yếu tố quan trọng nhất; Môi trường nghiên cứu (Beta = 0,311), nhấn mạnh tầm quan trọng của tài nguyên học thuật; Động cơ nghiên cứu (Beta = 0,281), thể hiện vai trò của động lực cá nhân; và Sự quan tâm của nhà trường (Beta = 0,245), mặc dù thấp nhất nhưng vẫn có ý nghĩa.
Các nhân tố này đều có hệ số Beta dương và mức sig 0,05, cho thấy tác động cùng chiều đến NCKH. Kết qu?? đã làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đối với SV chuyên ngành Tiếng Anh thương mại tại ĐHNH-TP.HCM.
5.2. Đề xuất
Đối với tổ chuyên môn và giảng viên
Dựa trên 4 nhân tố tác động chính đến sự tham gia NCKH của SV, tổ chuyên môn và giảng viên có thể thực hiện các biện pháp sau:
Đầu tiên, nâng cao năng lực nghiên cứu bằng cách tổ chức các buổi hướng dẫn phương pháp NCKH từ năm nhất, xây dựng tài liệu hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện để SV tham gia vào các dự án thực tế cùng giảng viên. Điều này giúp SV làm quen với kỹ năng tìm kiếm tài liệu, xây dựng đề tài và phân tích dữ liệu.
Tiếp theo, cải thiện môi trường nghiên cứu thông qua việc tăng cường tài nguyên học thuật, thiết bị nghiên cứu như thư viện, phòng thí nghiệm và tổ chức hội thảo chuyên môn. Một môi trường hỗ trợ sẽ thúc đẩy SV tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nghiên cứu.
Đồng thời, tạo động lực cá nhân cho SV bằng cách tích hợp NCKH vào chương trình giảng dạy, tổ chức các cuộc thi nghiên cứu và đưa ra các phần thưởng, học bổng cho sinh viên đạt thành tích. Việc này sẽ khuyến khích tinh thần chủ động và giúp sinh viên nhận thức rõ giá trị của nghiên cứu.
Cuối cùng, tăng cường sự quan tâm và hỗ trợ từ nhà trường bằng cách thực hiện chính sách hỗ trợ nghiên cứu rõ ràng, minh bạch, cung cấp thông tin kịp thời và hỗ trợ tài chính cho SV. Điều này sẽ giúp giảm bớt khó khăn và khuyến khích sự tham gia của SV vào các hoạt động NCKH.
Đối với sinh viên
Để nâng cao khả năng tham gia NCKH, SV cần chú trọng phát triển năng lực nghiên cứu bằng cách tự học qua tài liệu và tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm. Làm việc nhóm và học hỏi từ người hướng dẫn cũng giúp cải thiện kỹ năng nghiên cứu. Ngoài ra, môi trường nghiên cứu cần được tận dụng tối đa thông qua việc tham gia các nhóm nghiên cứu, sử dụng tài liệu học thuật và cơ sở vật chất sẵn có. Về động cơ cá nhân, SV cần xác định mục tiêu rõ ràng khi tham gia NCKH, tìm kiếm cơ hội công bố nghiên cứu và tham gia các cuộc thi học thuật. Cuối cùng, sự hỗ trợ từ nhà trường và giảng viên là yếu tố quan trọng, giúp SV tiếp cận các chương trình nghiên cứu, tài trợ học bổng và giảm gánh nặng tài chính trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
- 1.Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012). Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01/06/2012 về hoạt động NCKH của SV trong các cơ sở giáo dục đại học. Hà Nội.
- 2.Hà Đức Sơn, & Nông Thị Như Mai. (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của SV tại Đại học Tài chính - Marketing. Tạp chí Khoa học và Công nghệ.
- 3.Khoa Ngoại ngữ - Đại học Ngân hàng TP.HCM. (2024). Giới thiệu về khoa Ngoại ngữ. Truy cập ngày 23/10/2024, từ https://ffl.buh.edu.vn
- 4.Lê Văn Dương. (2023). Mô hình hợp tác trong nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, 19(3), 33-47.
- 5.Nguyễn Thị Kiều. (2021). Sáng tạo và khám phá trong nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Giáo dục, 18(2), 54-67.
- 6.Nguyễn Thị Mỹ Duyên. (2022). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công thương.
Tài liệu tiếng Anh
- 7.Ajzen, I. (Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211.
- 8.Cronbach, L. J. (1951). Coefficient alpha and the internal structure of tests. Psychometrika, 16(3), 297–334.
- 9.Harmer, J. (1983). The practice of English language teaching. Longman