Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dụcCác dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ ba mẹ cần biết

Các dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ ba mẹ cần biết

Thứ tư, 30 Tháng 11 2022 04:18
 Rối loạn phổ tự kỷ là một tình trạng suy yếu hành vi, tình trạng ngôn ngữ, nhận thức, khả năng giao tiếp và tương tác với người khác. Bệnh tự kỷ có thể phát hiện từ khi trẻ 2 tuổi nên phụ huynh cần biết được các dấu hiệu của bệnh để xử lý kịp thời.  

Bài viết bởi Bs, chuyên khoa II Nguyễn Thị Thắm Trưởng khoa tâm lý lâm sàng - nhi, bệnh viện Tâm Thần tỉnh Thanh Hóa.

tu kỉ

1. Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum disorder) là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Đây là một chứng rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh có biểu hiện rất sớm, trẻ bị tự kỷ trước 3 tuổi chiếm đến 75%. Những người bị tự kỷ không phát triển bình thường về một số mặt, gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp với người khác. 

2. Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Có nhiều chẩn đoán đơn lẻ về bệnh rối loạn phổ tự kỷ như: Tự kỷ thông thường, hội chứng Asperger và rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác (PDD-NOS). Trẻ mắc tự kỷ có biểu hiện sớm, nên bố mẹ cần theo dõi các biến đổi của trẻ để có phương pháp xử lý sớm. Các bậc phụ huynh có thể quan sát con qua:

* Trẻ ít hoặc không giao tiếp với người khác

- Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể kém: Trẻ không nhìn vào mắt người đối diện, không cười, không có những cử chỉ cơ thể để biểu hiện cảm xúc như ôm hôn, sờ má mẹ…

- Khả năng giao tiếp bằng lời kém: Trẻ nói những âm thanh vô nghĩa, lặp lại, không nói, chậm nói, ngôn ngữ phát triển không phù hợp với lứa tuổi

- Không kết bạn, tham gia sinh hoạt với nhóm bạn bè cùng lứa tuổi.

* Hành vi lặp lại

Lắc lư, đu đưa người, bật tắt công tắc điện liên tục, quay đầu, vỗ tay…

* Hoạt động hoặc sở thích hạn chế

+ Ăn một thức ăn quen thuộc + Chơi một trò chơi, đồ vật quen thuộc

+ Không thích những sự thay đổi

+ Không chơi những trò chơi bắt trước, hoặc “giả vờ” được. VD đóng vai (giả vờ cho búp bê ăn).

* Những hành vi bất thường

- La hét

- Tự làm đau mình: cào cấu, đập đầu vào tường…

- Đánh người khác

- Quá nhạy cảm hoặc giảm cảm nhận với các kích thích giác quan

Quá nhạy cảm

Giảm cảm nhận

- Xúc giác: Không thích ôm, sợ bị chạm vào người, không thích chải đầu, gội đầu

- Xúc giác: Không biết đau, thích ôm ghì thật chặt…

- Thị giác: Tránh ánh đèn, che mắt

- Thị giác: Thích nhìn ánh đèn, đồ chơi có đèn, nhìn tay nhúc nhích…

- Thính giác: Khó chịu với những âm thanh bình thường như máy giặt, quạt trần, bịt tai…

- Thính giác: Không đáp ứng khi gọi tên, thích nghe những âm thanh ồn ào, cảm giác như trẻ bị điếc

- Khứu giác và vị giác: Sợ mùi vị của thức ăn

- Khứu giác và vị giác: Thích ngửi một số mùi vị như ngửi tóc, nến thơm, xăng…

* Năm dấu hiệu cờ đỏ để nhận biết tự kỷ

1. Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu khi trẻ vào khoảng 12 tháng tuổi

2. Không biết nói từ đơn khi trẻ 16 tháng tuổi như ba, bà…

3. Không biết đáp lại khi được gọi tên

4. Không tự nói được câu có 2 từ khi trẻ 24 tháng tuổi

5. Mất khả năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào

* Tự kỷ được điều trị như thế nào?

- Nếu con bạn bị rối loạn phổ tự kỷ, điều quan trọng là bé được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Một số vấn đề gây ra bởi rối loạn phổ tự kỷ có thể được cải thiện nếu được phát hiện sớm.

- Xác định mức độ hoạt động của trẻ có thể đánh giá tình trạng bệnh

- Phương pháp điều trị đúng cho rối loạn phổ tự kỷ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, độ nặng của bệnh và trẻ có bất kỳ vấn đề bệnh lý nào khác không. Rối loạn phổ tự kỷ không thể chữa khỏi, nhưng trẻ thường có thể khắc phục nhiều vấn đề về giao tiếp và hòa nhập xã hội.

- Đưa con bạn đến bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa phát triển hành vi hoặc trung tâm tâm lý học trẻ em, nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ nào được liệt kê ở trên.

 

Bs. CKII. NGUYỄN THỊ THẮM

 

 
Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516