Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dụcHuyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa: Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án VNEN tại Trường Tiểu học Cẩm Châu

Huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa: Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án VNEN tại Trường Tiểu học Cẩm Châu

Thứ tư, 18 Tháng 12 2013 06:54
(GD&XH)- Là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện Cẩm Thủy đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, các nghành đưa các Đề án mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào triển khai và áp dụng tại Trường Tiểu học Cẩm Châu, bước đầu cho thấy, học sinh hứng thú, tự tin, chủ động hơn trong quá trình học tập, còn giáo viên đang chuyển đổi phương pháp dạy học truyền thống sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm.

2013-12-18 135909

Một tiết học theo mô hình VNEN ở Trường Tiểu học Cẩm Châu

Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm mô hình trường Tiểu học mới tại 63 tỉnh thành trong cả nước. Sau một năm triển khai và thực hiện Trường Tiểu học Cẩm Châu đã gặt hái được nhiều thành công từ mô hình VNEN. Năm học mới này Trường Tiểu học Cẩm Châu, mô hình VNEN được tiếp tục triển khai ở khối lớp 2, khối lớp 3, khối 4. Với tổng 183 học sinh  thuộc các môn có tài liệu được dự án cấp. Dự án dạy 3 môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội lớp 2 và lớp 3. Dự án dạy 5 môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý lớp 5. Đặc biệt đối với môn học khác và các hoạt động giáo dục: Thủ công, Đạo đức, Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Kỹ thuật… chủ đề không có tài liệu, các giáo viên bộ môm dựa vào nội dung tài liệu của chương trình hiện hành để xây dựng kế hoạch bài học theo mô hình VNEN.

 

Những khó khăn ban đầu thực hiện mô hình VNEN thì bất kì một trường, một lớp nào cũng gặp phải bởi khi tiếp xúc với phương pháp học tập mới các em không khỏi bỡ ngỡ, và rụt rè. Được biết, trước khi triển khai mô hình VNEN, đa số phụ huynh có con theo học trong lớp dự án rất lo lắng. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và thấy rõ sự tiến bộ của con mình, hầu hết phụ huynh HS đều đồng tình hưởng ứng và tham gia vào việc học tập của con không chỉ theo dõi học tập của con ở lớp mà cùng con giải đáp những thắc mắc qua các ứng dụng học ở nhà.

 

Cô giáo Trần Thị Quỳnh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Mô hình VNEN là phương pháp sư phạm mới, mang tính chuyển đổi từ cách dạy học truyền thống sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm. Từ cách học tập cũ thầy đọc trò chép bài hay  “giảng dạy -ghi nhớ” sang “tổ chức của giáo viên – hoạt động của học sinh”. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức các thầy, cô giáo đã khéo léo dạy lồng ghép những kỹ năng để hình thành nên quá trình học tập và phát triển nhân cách của học sinh, tạo cho các em những giờ học thoải mái, mang lại những giờ học đạt chất lượng cao.

 

Thăm thực tế tại các lớp học được dạy học theo mô hình trường Tiểu học mới, chúng tôi mới thấy hết được thành quả lao động miệt mài của các thầy, cô giáo, của các em học sinh. Không khí học tập sôi nổi hẳn khi bàn ghế được sắp xếp lại phù hợp với phương pháp học nhóm, mỗi nhóm có một nhóm trưởng và 5 đến 6 thành viên. Các góc học tập, tài liệu được trang trí sắp xếp theo từng tuần, từng chủ điểm. Các lớp đã xây dựng thành công sơ đồ cộng đồng, góc cộng đồng…, với cách làm này giáo viên có thể nắm được con đường từ nhà mỗi học sinh đến trường trong địa bàn dân cư; đồng thời giúp các em hiểu thêm về di sản địa phương, tôn trọng, gìn giữ truyền thống của cha ông để lại.Với phương pháp học này giáo viên chỉ là người giao việc, hướng dẫn, gợi mở để các em là tự trả lời. Đặc biệt, mỗi học sinh đều có “Bảng theo dõi tiến bộ”. Sự tiến bộ của học sinh không phải do giáo viên đánh giá mà học sinh cùng đánh giá với các thầy cô giáo.

 

Không hài lòng với những khinh nghiệm mình đã có, là người đồng hành cùng các em học sinh chinh phục kho tàng kiến thức rộng lớn, các thầy cô không ngừng tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Còn học sinh, thay vì học thụ động, chủ yếu ghi nhớ, luyện tập theo mẫu, làm việc cá nhân; chỉ quan tâm tới kết quả học cuối kỳ, đánh giá định kỳ thông qua bài kiểm tra định lượng…, học sinh bắt buộc phải có trao đổi, tư duy với giáo viênvà các bạn cùng lớp. Nhờ đó, giúp các em giao tiếp tốt hơn, chủ động, tích cực hơn trong học tập.

 

Bên cạnh việc dạy học theo mô hình VNEN, hiện giáo viên nhà trường vẫn phải áp dụng phương pháp dạy học truyền thống để học sinh bắt kịp với chương trình. Ngoài tài liệu “Hướng dẫn học tập” theo mô hình mới vẫn còn một số điểm chưa phù hợp với học sinh nên giáo viên vừa dạy vừa chỉnh sửa. “Chúng tôi đã trao đổi những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai mô hình mới với cấp trên, mong rằng sẽ sớm được chỉnh sửa, góp ý kiến để chương trình dạy học này được hoàn thiện hơn. Hy vọng với những kết quả thiết thực, mô hình VNEN sẽ được triển khai đại trà trên toàn huyện để ngâng cao chất lượng dạy và học” cô Hiệu trưởng Trần Thị Quỳnh nhấn mạnh./

Hằng Nga

Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516