Trường Tiểu học Cổ Tiết, hiệu quả từ phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Ngay từ đầu Năm học mới, Trường Tiểu học Cổ Tiết tiếp tục triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” giảng dạy với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, lớp 3 và môn Khoa học lớp 4, lớp 5 đã bước đầu đạt hiệu quả.
Với phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã mang đến cho nhà trường một phương pháp dạy học tích cực dựa trên các thí nghệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và xã hội của lớp 2 như chủ đề: Con người và sức khỏe thực hiện trong khoảng thời gian 6 tuần, bắt đầu từ ngày 27.08. 2013. Mỗi một tuần thầy cô lại có những tên bài giảng khác nhau đặc biệt chú trọng tới câu hỏi các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống hằng ngày để giúp học sinh giải quyết. Đốivới môn Khoa học lớp 5 nhà trường đã xây dựng những chủ đề học là: Vật chất và năng lượng; sự biến đổi của chất…bắt đầu thực hiện ngày03 tháng 12 năm 2013. Phương pháp dạy học mới này đã khơi gợi cho các em niềm đam mê học hành, dạy cho học sinh cách tự học, tự khám phá, nghiên cứu những hiên tượng xảy ra xung quanh. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, thì phương pháp “Bàn tay nặn bột” luôn coi trọng học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
Với mục tiêu tạo tính tò mò, ham học hỏi, ham khám phá của học sinh, các thầy, cô giáo luôn chú trọng đến kiến thức khoa học; “Bàn tay nặn bột” còngiúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ nói, viết được thành thạo hơn, bên cạnh đó tạo cho các em thói quen học nhóm, và biết giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.
Trong cuộc sống có rất nhiều những vấn đề mà chúng ta luôn gặp phải nhất là các em học sinh Tiểu học là những đối tượng hiếu động, ham học hỏi vì vậy với phương pháp dạy học này các thầy cô giáo luôn giúp các em lĩnh hội kiến thức khoa học…khi còn đang ngồi trên ghề nhà trường, để khi bước ra ngoài đời các em đủ tự tin, hành trang cuộc sống.
Để triển khai, thực hiện tốt phương pháp “Bàn tay nặn bột” thầy và trò trường Tiểu học Cổ Tiết không ngừng nỗ lực học tập, tìm tòi thực hành phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương để phương pháp được ứng dụng một cách linh hoạt, khéo léo, đạt hiệu quả cao.
Mô hình trường Tiểu học mới Hương Nộn: Nâng cao tính chủ động của học sinh
Từ năm học 2012-2913, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm mô hình trường Tiểu học mới tại 15 trường học trong tỉnh Phú Thọ. Sau một năm triển khai và thực hiện, Trường Tiểu học Hương Nộn là một trong những trường đã đã gặt hái được nhiều thành công từ mô hình VNEN.
Góc học nhóm của lớp 3B, trường TH Hương Nộn
Để thực hiện hiệu quả mô hình VNEN, Trường TH Hương Nộn đã tạo điều kiện cơ sở vật chất, lựa chọn những giáo viên có tinh thần đổi mới để thực hiện. Đầu năm học nhà trường đã tổ chức được 12 lớp dạy học theo mô hình VNEN trong đó khối lớp 2 có 4 lớp với 99 học sinh, khối lớp 3 có 4 lớp với 114 học sinh; khối lớp 4 có 4 lớp với 93 học sinh. Kể về những ngày đầu thực hiện mô hình VNEN cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hải,Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Bước đầu thực hiện thí điểm mô hình tiểu học mới tại trường Hương Nộn, những tháng đầu các giáo viên cũng rất vất vả để hướng dẫn các em cách điều hành lớp, điều hành các hoạt động tập thể, hoạt động tự quản nhưng sau hai tháng hầu hết các emđã biết cách tự học, tự quản, có kỹ năng làm việc theo nhóm… trong đó có nhiều em đã thực hiện tốt.
Các thầy cô giáo luôn tạo cho các em một môi trường thân thiện thoải mái về phương pháp dạy và học: trong một lớp học luôn luôn có những hoàn cảnh cũng như năng lực học tập khác nhau, chính vì vậy đòi hỏi các thầy cô phải nhạy bén về cách phân chia tiến độ học tập phù hợp với học sinh. Bên cạnh những em hoàn thành bài học sớm được các thầy cô giáo giao thêm việc, các em gặp khó khăn trong học tập thì được giãn thời gian học tập một cách phù hợp.
Điều đặc biệt của mô hình trường học mới có hoạt động ứng dụng yêu cầu giúp đỡ của phụ huynh học sinh mà nhà trường đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, tạo điều kiện cho cha mẹ theo dõi, kiểm tra việc học tập của con em, đồng thời tạo sự tin tưởng cho phụ huynh học sinh.
Với cách tổ chức lớp học theo mô hình VNEN không chỉ làm cho không gian phòng học trở nên đẹp hơn, thân thiện hơn đối với học sinh, mà chất lượng giáo dục cũng được nâng lên rõ rệt. Học sinh được phát triển các kỹ năng, tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn đề xuất các ý kiến và làm chủ được các hoạt động ngoại khóa của lớp, của nhóm…đây cũng là mục tiêu quan trọng trong năm học này trường TH Hương Nộn sẽ thành công hơn nữa.
Hiệu quả từ các Đề án mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai thực hiện tại huyện Tam Nông nói chung và trường TH Cổ Tiết; Tiểu học Hương Nộn nói riêng, đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng, phát triển giáo dục toàn diện của tỉnh Phú Thọ./
Hằng Nga