Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dụcHuyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ: LÀM TỐT CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦN NON, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO TRẺ EM 5 TUỔI

Huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ: LÀM TỐT CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦN NON, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO TRẺ EM 5 TUỔI

Thứ năm, 10 Tháng 10 2013 08:44
Tân Sơn là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Phú Thọ, với 17 xã trong đó hơn 80% người dân tộc thiểu số.Kể từ khi tách ra từ huyện Thanh Sơn (năm 2007) cho đến nay, công tác giáo dục - đào tạo ở Tân Sơn đã khắc phục những trở ngại, tăng số lượng học sinh đến trường và nâng cao chất lượng dạy học.

TS1

Giờ học của cô và trò Trường Mầm non Thu Cúc 1 

Nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp học, kể từ năm 2008 đến nay, điều kiện về cơ sở vật chất (CSVC) lớp học trên địa bàn huyện được đầu tư sửa chữa và xây mới, nhằm tạo thuận lợi cho công tác dạy và học. Đến nay, quy mô trường lớp được nâng lên với tổng số 53 trường mầm non, tiểu học và THCS. Gần 800 phòng học được xây dựng, trong đó 614 phòng kiên cố; hoàn thiện công trình phụ trợ: công trình vệ sinh, nước sạch, tường rào, trồng cây xanh trong và ngoài nhà trường tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Trao đổi với phóng viên, bà Hà Thị Hương, Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Địa phương xác định phổ cập Giáo dục Mầm non (GDMN) cho trẻ em 5 tuổi là nhiệm vụ quan trọng nhằm củng cố, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ một cách đầy đủ về tâm thế để vào lớp 1. Vì thế thời gian tới, Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường, chính quyền cơ sở sẽ tiếp tục tham mưu với UBND huyện tranh thủ lồng ghép các nguồn vốn của chương trình 30a;Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới để đầu tư CSVC, trường lớp học, ưu tiên các trường xây dựng Chuẩn Quốc gia,các trường mầm non phục vụ công tác phổ cập. Mạng lưới trườnglớp được bố trí hợp lý, CSVC được đầu tư cải thiện, công tác xã hội hóa (XHH) GDMN được quan tâm, nhận thức của nhân dân về bậc học Mầm non có sự chuyển biến đáng kể, tạo sự đồng thuận giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu GDMN. 

TS2

Học sinh tại điểm lẻ Hạ Bằng

 Tuy đời sống còn gặp nhiều khó khăn, song CBQL, giáo viên(GV), nhân viên các trường Mầm non luôn cố gắng vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc, tâm huyết với nghề, sáng tạo trong công tác quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ.

 

Các cấp Ủy đảng, Chính quyền có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu PCGD Tiểu học đúng độ tuổi nên việc triển khai thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi có nhiều thuận lợi.

 

Công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi xã Kim Thượng

TS

Là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Tân Sơn, nơi có 99% dân tộc thiểu số, nhưng xã Kim Thượng lại là xã đầu tiên được công nhận hoàn thành Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi của tỉnh Phú Thọ.

 

Bà Phạm Thị Thanh Hòa,  Phó ban chỉ đạo phổ cập GDNM cho trẻ 5 tuổi cho biết: Được sự quan tâm của lãnh đạoHuyện ủy, HĐND, UBND huyện; Đảng ủy, chính quyền địa phương và nhà trường đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm, đặc biệt là công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Trường Mầm non đã làm tốt công tác tham mưu với cấp Ủy đảng, chính quyền đề xuất các giải pháp từng bước tháo gỡ khó khăn; tập trung nguồn lực đầu tư CSVC và mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học đảm bảo các tiêu chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi phù hợp với địa bàn xã miền núi. Xã Kim Thượng có 5 lớp mẫu giáo và 3 nhóm trẻ đáp ứng phần lớn nhu cầu về chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non. Tổng số trẻ đến trường là 330 cháu, trong đó tuổi nhà trẻ 52,2 %, trẻ mẫu giáo 97,8 % so với tổng số trẻ trong độ tuổi. Riêng số lớp mẫu giáo 5 tuổi có 06 lớp với 92 cháu, tỉ lệ huy động 100%, trẻ được học 2 buổi/ ngày; mỗi lớp mẫu giáo 5 tuổi có 2 cô dạy và đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên. Năm học 2012-2013, HS 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt tỉ lệ 100%. 100% trẻ em dân tộc thiểu số được chuẩn bị Tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

 

Công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi xã Xuân Đài

Xuân Đài là xã đặc biệt khó khăn và cách xa trung tâm huyện, gồm 3 dân tộc cùng sinh sống; dân tộc Mư­ờng là chủ yếu 84%, tỷ lệ hộ nghèo 32,61%; địa bàn rộng, giao thông chưa phát triển nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Xã có 14 khu hành chính, có 6 điểm trư­ờng. Khó khăn là thế nhưng với quyết tâm của lãnh đạo địa phương, Ban Giám hiệu cùng tập thể cán bộ, GV, nhân viên nhà trường, với sự chung tay góp sức của các bậc phụ huynh, của người dân cộng đồng, xã Xuân Đài là xã thứ 2 đạt Chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi của tỉnh Phú Thọ.   

TS4

Giờ nghỉ tại chỗ của lớpmầm non 5 tuổi Xuân Đài

Để có được kết quả như hiện nay, Ban chỉ đạo phổ cập GDMN đã làm tốt công tác tham mưu, huy động được các ban, ngành, đoàn thể địa phương cùng tham gia; có kế hoạch hoạt động cụ thể; đầu tư ngân sách, huy động các nguồn lực, đồng thời thực hiện tốt công tác XHHGD dục để tăng cường CSVC, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, phù hợp vớiđịa bàn miền núi và  để đảm bảo mục tiêu PCGD.Tổng kinh phí đã đầu tưcho trường gần 142 triệu đồng, trong đó: Ngân sách nhà trường trên 26 triệu đồng, phụ huynh HS đóng góp trên 17 triệu, kinh phí từ XHHGD trên 86 triệu, GV tự làm đồ dùng, đồ chơi trị giá trên 10 triệu đồng.

 

Năm học 2012 - 2013 toàn xã có 13 lớp mẫu giáo và 2 nhóm trẻ đáp ứng phần lớn nhu cầu về chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non; tổng số trẻ đến trường là 323 cháu, trong đó tuổi nhà trẻ 13,6%; tuổi mẫu giáo 98,95%. Riêng  mẫu giáo 07 lớp, trong đó 2 lớp 5 tuổi, 5 lớp học ghép 3 độ tuổi, tổng  số cháu 5 tuổi 102 cháu, đạt tỉ lệ huy động 100%, và trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ ngày.

 

       Kết quả đạt được là vậy, nhưng nhìn chung CSVC Trường Mầm non còn thiếu và chưa đồng bộ, khuôn viên nhàtrường chưa được quy hoạch hợp lý, các phòng chức năng, và một số phòng học đã xuống cấp, trường vẫn còn có lớp 4 tuổi phải học nhờ, đồ chơi cho các lớp 3, 4 tuổi còn thiếu và đồ chơi ngoài trời chưa có; đặc biệt là ở các lớp cắm bản và khu lẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu GDMN trong tình hình mới do thiếu CSVC và chưa tách được độ tuổi tuổi. Toàn xã hiện còn 05 lớp ghép 3 độ tuổi, 3 lớp ghép hai độ tuổi. Điều đó đã ảnh hưởng đến việc dạy và học của cô và trò ở xã Xuân Đài.

 

Kinh nghiệm phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổicủa huyện Tân Sơn

Trong điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn nhưng Tân Sơn đã đạt được những thành tích về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đó là:

- Quán triệt đầy đủ và nghiêm túc chủ trương phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi của Chính phủ, Kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Tân Sơn về phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015.

 

- Ban Chỉ đạo phổ cập GDMN xã đã thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp Ủy  đảng, chính quyền, Phòng GD&ĐT; Phối hợp các ban ngành, đoàn thể địa phương thực hiện phù hợp điều kiện còn nhiều khó khăn của xã vùng cao, miền núi.

 

- Thực hiện tốt công tác XHHGD, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao trách nhiệm, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội để có nhận thức đúng, tự nguyện của phụ huynh trong thực hiện chủ trương phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. 

 

- Trường mầm non đã thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, giữ vững tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi ra lớp, duy trì tốt sĩ số HS.

 

- Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ, GV tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sư phạm và chuẩn nghề nghiệp; Rà soát, sắp xếp đội ngũ GV, phân  công GV có năng lực, trình độ chuyên môn, được tập thể GV tín nhiệm dạy lớp 5 tuổi đảm bảo tỉ lệ 2 GV/ lớp.

 

- Thực hiện đúng chế độ chính sách đối với HS và GV như: Chính sách Hỗ trợ chi phí học tập theo nghị định 49, HS 5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa); Các GV dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi được đảm bảo chế độ chính sách: chế độ lương, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi... theo đúng quy định của Nhà nước.

 

Sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện ngành GD&ĐT nước nhà theo nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đặt ra những yêu cầu mới, tỉnh Phú Thọ sẽ có thêm nhiều địa phương ở miền núi làm tốt công tác Giáo dục mầm non như huyện Tân Sơn./.

 

                                                                                 Hải Minh   

 

Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516