Vậy, tại sao khi đánh giá nền giáo dục hiện nay chúng ta không tự hỏi: Tại sao thời đó giáo dục lại có được những thànhtựu như thế.
Và, dưới góc nhìn của một người thầy PGS.TS Khổng Doãn Điền cho biết, việc đổi mới nền giáo dục Việt Nam không nên đi từ việc “viết sách giáo khoa” mà nên đi từ yếu tố con người. Đó là việc xây dựng lại tiêu chuẩn đạo đức của lớp thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục sao cho cố bằng lớp thầy giáo và cán bộ quản lý thời của ông.
“Điều này là cần thiết hơn cả, khi đã có một lớp người làm giáo dục với lương tâm trong sạch thì hãy tính đến các bước tiếp theo, việc đó không khó lắm” - PGS Điền nhấn mạnh.
Trước đó, nhiều chuyên gia giáo dục đã bày tỏ sự băn khoăn về dự án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông để triển khai thí điểm vào năm 2017, liệu đề án này có giải quyết được những bất cập trong sách giáo khoa hiện nay không? Sách giáo khoa có phải là trọng tâm của chương trình đổi mới giáo dục?
Theo quan điểm của PGS.TS Khổng Doãn Điền, đừng coi sách giáo khoa là trọng tâm của đổi mớigiáo dục. Ông không đồng tình với dự án cho sách giáo khoa lớn như vậy, bởi việc đào tạo con người là quan trọng trên hết, từ lâu vẫn được coi là một phương châm của giáo dục cách mạng Việt Nam.
Để rút lại điều mình muốn chia sẻ với Hội nghị Trung ơng lần thứ 6 (khoá XI), PGS Khổng Doãn Điền nhấn mạnh: “Tôi là một người 'đang lội nước', chứ không phải là người 'đứng trên bờ' chọc gậy xuống nước để khen nước ấm, bắt người khác lội”.
Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu đề nghị: Cần làm lại chương trình các môn, mạnh dạn bỏ những nội dung ôm đồm, không thiết thực, xa rời thực tiễn, không phục vụ cuộc sống. Ảnh: Xuân Trung
Cũng góp ý cho Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XI của Đảng đang diễn ra tại Hà Nội, Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu cũng chia sẻ về những thành tựu mà thời của ông đã đạt được trong việc làm sách giáo khoa. Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu cho rằng, từ những năm 1956 Bộ Giáo dục đã cho thành lập Ban Tu thư, ban này có hai nhiệm vụ chính là: Biên soạn chương trình sách mới theo hệ thống giáo dục phổ thông là 10 năm (4 năm cấp một, 3 năm cấp hai, 3 năm cấp ba) và viết sách giáo khoa mới các môn từ lớp 1 đến lớp 10.
Theo kinh nghiệm của Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu, khi viết sách giáo khoa phải làm tập trung, không cuốn chiếu, chia giai đoạn, trong quá trình làm việc thường xuyên trao đổi giữa các môn, các cấp, kể cả Khoa học tự nhiên và Khoa học Xã hội, phải coi như một gia đình đoàn kết.
Từ kinh nghiệm của mình, Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu đề nghị: Cần làm lại chương trình các môn, mạnh dạn bỏ những nội dung ôm đồm, không thiết thực, xa rời thực tiễn, không phục vụ cuộc sống, thiếu hệ thống trong từng cấp và giữa các cấp, giữa các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội.
GS Nguyễn Lân Dũng cũng nêu quan điểm, khi đã có chương trình sách mới cần thông qua một Hội đồng Quốc gia đầy đủ tín nhiệm, mục đích cho các nhóm tác giả và các nhà xuất bản cạnh tranh qua chất lượng qua các bộ sách giáo khoa khác nhau. Bộ sách nào hay sẽ được tái bản nhiều lần (và ngược lại): “Tôi mong có thể làm ngay mà không cần phải đợi đến năm 2015”, GS Dũng bày tỏ.
Theo: Xuân Trung (GDVN)