Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dụcNHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

Thứ hai, 13 Tháng 1 2020 03:12

NGUYỄN THỊ LINH THẢO
Khoa Văn hoá Du lịch, Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang

Nhận bài ngày 22/12/2019. Sửa chữa xong 26/12/2019. Duyệt đăng 30/12/2019.
Abstract
Dao ethnic minority which is one of 54 ethnic groups mainly live in the northern mountainous provinces in Tuyen Quang province having about 100,000 Dao people, this is the second largest ethnic minority after the Tay. The Dao ethnic group distributes in almost every district and city in the province, with all nine branches: Red Dao (Dao Do), Dao tien, Dao quan chet, Dao quan trang, Dao cooc mun, Dao cooc ngang, Dao thanh y, Dao o gang, Dao ao dai... Ethnic culture is extremely rich and diverse field from costumes, cuisine to weddings, funerals, festivals ... Marriage is an indispensable practice in the life cycle of every person. It contains and expresses the cultural identity of that ethnic group. With the family, it is the responsibility of the children, with the social community is to maintain the race, customs and national identity. All of these things represent the typical cultural values of the people.
Keywords: Change, Wedding customs, Marriage of ethnic minorities, Marriage of the Dao people in Tuyen Quang.

1. Đặt vấn đề
Văn hoá tộc người là một lĩnh vực hết sức phong phú và đa dạng từ trang phục, ẩm thực cho đến cưới xin, tang ma, lễ hội ...Tuy nhiên ở từng lĩnh vực có những nét văn hoá khác nhau, có những nét văn hoá vẫn tồn tại và phát triển, song cũng có những nét văn hoá đang dần bị mai một và có nguy cơ biến mất.
Cưới xin là một tập quán không thể thiếu trong chu kì vòng đời của mỗi con người. Ở đó chứa đựng, thể hiện bản sắc văn hoá của tộc người đó.
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, cuộc sống của các tộc người nói chung và của người Dao Đỏ ở Na Hang nói riêng đã có nhiều biến đổi, từ trang phục, ẩm thực cho đến cưới xin... đặc biệt là trong cưới xin. Khi tham dự một đám cưới của người Dao Đỏ ở Na Hang chúng ta thấy nó không còn giữ được nguyên vẹn những nét truyền thống. Ở đó đã có sự kết hợp với các yếu tố hiện đại.
Đứng trước sự biến đổi trong tập quán cưới xin của người Dao Đỏ ở Na Hang, trong bài viết này, tác giả sẽ đi sâu vào việc khảo sát và nghiên cứu về tìm hiểu về tập quán cưới xin của người Dao ở huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang nhằm làm rõ các giá trị văn hoá tích cực trong đám cưới để gìn giữ và phát huy, đồng thời cũng làm rõ và bài trừ các biến đổi tiêu cực hiện nay. Góp phần gìn giữ sự đa dạng văn hoá hiện nay.
2. Thực trạng cưới xin của người Dao Đỏ ở Na Hang hiện nay
2.1. Biến đổi quan niệm cưới xin
Trong truyền thống, thanh niên người Dao đỏ được tự do tìm hiểu, yêu đương. Khi ưng nhau rồi thì về thông báo với gia đình tìm người làm mai mối sang nhà gái hỏi vợ. Nhưng làm lễ cưới thì nhất nhất phải tuân theo tục lệ lâu đời của người Dao đỏ.
Ngày nay, cũng giống như trong truyền thống và nhiều dân tộc anh em khác, người Dao đỏ cũng tìm hiểu nhau qua gặp gỡ, hò hẹn trong các lễ hội. Khi người con trai quý mến thiếu nữ nào đó, sẽ nói với cha mẹ sang nhà cô gái để thưa chuyện. Nếu bố mẹ cô gái đồng ý, nhà trai tiếp tục sang xin “mệnh”, lấy ngày tháng, năm sinh của cô gái về nhờ thầy xem có hợp nhau hay không. Mọi điều đều thuận lợi, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật, trong đó có chỉ thêu sang nhà gái xin hỏi dâu.
Nhà trai mang gà, rượu, thịt sang nhà gái đưa đồng bạc trắng, tuỳ từng địa phương số tiền thách cưới là 1,20 hoặc 30 đồng bạc hoa xoè. Số bạc này nhà gái dùng để chuẩn bị quần áo, tư trang để cô dâu về nhà chồng. Từ khi ăn hỏi đến khi cưới khoảng 1 năm để cô gái có thời gian thêu thùa quần, áo cưới.
2.2. Biến đổi các nghi lễ hôn nhân
Trước giờ đưa dâu, một nghi lễ cúng tế được thực hiện, cô dâu từ buồng ra mặc trang phục ngày cưới, cổ và tay đeo vòng bạc, trên đầu chùm chiếc khăn đỏ to che kín mặt, đứng trước bàn thờ để thầy làm lễ, phù phép. Lễ vật cúng tế đơn giản, gồm 1 con gà, vàng mã, 5 chén rượu. Thầy trình báo tổ tiên, ma nhà rằng, từ hôm nay cô gái không phải người gia đình này nữa mà bắt đầu thành người của một nhà khác, cầu xin có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc bên gia đình mới. Xong lễ, người thổi kèn trước bàn thờ chúc mừng gia đình, tiễn biệt tổ tiên lên đường.
Cô dâu mặc trang phục ngày cưới, cổ và tay đeo vòng bạc... Trên đầu trùm chiếc khăn đỏ to che kín mặt. Cô phù dâu bên cạnh có nhiệm vụ che ô cho cô dâu đi đường và phụ giúp cô dâu trong quá trình hành lễ từ nhà gái sang nhà trai. Trong đoàn săn cha có một người thổi Phằn tỵ (kèn). Trên đường đi qua các bản, người thổi kèn thổi các bài ca chào bản chào mường, mừng cưới theo điệu vui vẻ.
Khi đoàn đưa dâu đến gần nhà trai sẽ phải nghỉ chân trên đường, người nhà gái thổi kèn để báo hiệu cho nhà trai về báo trước. Nhà trai cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ ra cổng đón. Tại khu vực cổng, gần nhà trai một chiếc lán dựng lên, có đầy đủ bàn ghế để đón đoàn nhà gái.
Người Dao quan niệm, khi cô dâu đi đường có thể các loại ma, ngoại thần bám theo nên trước khi vào nhà, thày tào phải làm lễ trừ tà quỷ. Cô dâu được phù dâu che ô và dắt vào trước cửa nhà, cô dâu vẫn quay mặt ra ngoài. Nhà trai lấy một chậu nước trên chậu đặt một con dao, một đôi giầy mới, chuẩn bị ba cành đào hoặc ba cọng gianh tươi (dùng để đuổi tà). Thầy miệng ngậm nước phép, phù nước ra phía cửa đoạn cầm ba nhành đào từ trong nhà qua trên đầu cô dâu. Xong động tác này, cô dâu bước vào nhà dừng trước chậu nước bỏ đôi giầy cũ ra dơ chân qua trên chậu nước, con dao đặt trên chậu nước được bỏ ra. Một bé trai hoặc bé gái của nhà trai rửa chân cho cô dâu và xỏ giầy mới vào chân cho cô dâu.
Sau đó, cô dâu được đưa vào buồng, chậu nước được bê vào đặt dưới gầm giường cô dâu để đó ba ngày mới đổ đi. Đám cưới được tổ chức hai ngày hai đêm. Đêm đó, các cô gái chàng trai đôi bên được dịp trổ tài hát Páo Dung. Càng về khuya lời Páo Dung càng da diết, lũ trẻ mong mình lớn lên để được hát Páo Dung, người già như thấy mình trẻ lại, thần rừng thần cây nghe nuốt lấy từng câu cất vào lòng để rồi mai này nếu người Dao có quên hát Páo Dung thần sẽ nhắc lại... [5].
Cô dâu về nhà chồng được 3 ngày sau cưới, cô dâu cùng chú rể và đoàn nhà trai lại sang nhà gái làm lễ lại mặt. Đoàn gồm đôi vợ chồng trẻ, một số thanh niên nam, nữ. Nhà trai mang theo 20 kg thịt lợn đã nấu chín, rượu, gạo mời cơm họ hàng bà con thân cận của nhà gái.
Hiện nay, những nghi lễ chính vẫn được giữ nguyên và thực hiện rất nghiêm túc dường như không thay đổi. Ví như có thể tổ chức ăn hỏi sát ngày cưới hoặc trùng với ngày cưới chính. Hoặc không có lễ lại mặt, hoặc có thể lại mặt sau vài ngày (bố mẹ nhà gái có thể thông cảm cho con rể đã rất mệt sau ngày cưới hoặc đường xá xa xôi…).
Lễ cưới ngày nay được tổ chức rất ngắn gọn với các thủ tục nghi lễ phù hợp với đời sống kinh tế, xã hội và quan niệm sống hiện nay.
2.3. Biến đổi trang phục cưới hiện nay
Với người phụ nữ Dao đỏ, chuyện ăn mặc rất được coi trọng, thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim, mũi chỉ. Những cô gái ở độ tuổi lên chín, lên mười đã được các bà, mẹ truyền dạy may vá thêu thùa. Và khi đến tuổi “cập kê” cũng là lúc các thiếu nữ biết làm những trang phục đẹp cho riêng mình.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ bao gồm áo, quần, khăn vấn đầu, thắt lưng và các đồ trang sức khác đi kèm. Mỗi trang phục có 5 màu cơ bản: Đỏ, xanh, trắng, vàng, đen, trong đó chủ yếu là màu đỏ. Theo quan niệm của người Dao đỏ, màu đỏ mang lại hạnh phúc, may mắn, đầy đủ và tạo ra năng lượng tích cực cho con người [1] .
Chiếc áo là điểm nhấn và là phần quan trọng nhất của bộ trang phục. Người Dao đỏ thường dùng vải lanh nhuộm chàm để may trang phục. Công đoạn nhuộm chàm khá cầu kỳ đòi hỏi sự kiên trì và kinh nghiệm.
Phụ nữ người Dao thường chỉ mặc áo dài có màu đen hoặc màu chàm. Họ thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ để nẹp cổ liền với ngực thân áo.
Nét đặc sắc trong trang phục người Dao đỏ không thể thiếu những họa tiết hoa văn trang trí. Người phụ nữ Dao đỏ có cách thêu rất độc đáo, không theo mẫu mà thêu theo trí tưởng tượng của mình. Với mô típ là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống như: Hoa lá, cỏ cây, rừng núi, loài động vật... Do đó, mỗi bộ trang phục khác nhau ở hoa văn, người thêu luôn cố gắng sắp xếp hài hòa, tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục sao cho hài hòa, tươi sáng
Để biết được độ tinh xảo, kỹ thuật thêu cầu kỳ phải kể đến chiếc quần. Phía trên quần màu đen tuyền, không có hoa văn, nhưng ở phía dưới, họa tiết được thêu rất tỷ mỷ. Những hoa văn trang trí ở hai ống quần thường là hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ, vàng, trắng hay hình cây thông, hình quả trám... tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ trang phục[6].
Khăn đội đầu là một trong những điểm không thể thiếu của phụ nữ người Dao. Khăn được trang trí bằng nhiều họa tiết: Cây vạn hoa, hình cách đoạn, hình vết hổ... Khi đội lên đầu, các hoa văn họa tiết sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn. Trang phục người Dao đỏ ở mỗi địa phương cơ bản đều giống nhau, tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sắc màu văn hóa Dao. Trong đó, có sự khác biệt trong cách mặc, vấn khăn, xà cạp và thêm bớt các chi tiết... Điển hình như: Trang phục người Dao đỏ ở một số nơi thường có chuỗi quả bông len hình tròn màu đỏ treo trước ngực. Số lượng và kích cỡ tùy quan niệm mỗi vùng. Nếu ở Hùng Mỹ, Phúc Sơn (huyện Chiêm Hóa) có 9 quả bông, kích cỡ lớn thì ở Sơn Phú (huyện Na Hang) có 11 quả bông, kích cỡ bé hơn[6].
Phụ nữ Dao đỏ ở huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang thường tự tay làm trang phục với các công đoạn rất tỷ mỷ, đòi hỏi sự kiên trì và khéo léo. Trước khi về nhà chồng, các cô gái Dao đỏ thường được “đặc cách” ở nhà tập trung cho việc thêu thùa, khâu vá, hoàn thành bộ trang phục của riêng mình. Cùng thời gian, bộ trang phục sẽ theo họ đi suốt cuộc đời. Và khi qua đời, bộ trang phục sẽ được chôn theo để người mất được tổ tiên đón nhận.
Hiện nay, tại các xã ở huyện Na Hang nói chung đã xuất hiện nhiều trang phục hiện đại, mang phong cách châu Âu, phù hợp với cuộc sống. Những bộ trang phục là váy trắng xòe rộng lộng lẫy, thanh lịch cho cô dâu và bộ vest hợp thời trang cho chú rể. Dù cuộc sống hiện đại có bao thay đổi, nhưng những trang phục truyền thống vẫn được người Dao đỏ huyện Na Hang giữ gìn, tôn vinh vẻ đẹp ấy ra ngoài thế giới và ngay trong chính lễ cưới của mình.
2.4. Biến đổi cỗ cưới hiện nay
Hiện nay, cỗ cưới của người Dao đỏ ở Na Hang nói chung vẫn giữ được những món ăn truyền thống như: gà luộc, thịt bò, canh măng xương lợn, xôi đỏ, xôi đen, thịt lợn nướng, giò, măng nhồi nhân thịt, rau rừng… Bên cạnh đó còn xuất hiện những món ăn mới đó là: nộm chua, giò đà điểu, tôm xù, cá chiên… Sự phong phú của những món ăn trong cỗ cưới làm hài lòng khách đến dự, thêm vào đó là cách trình bày rất bắt mắt. Điều này thể hiện sự thân thiện và mến khách của bố mẹ cô dâu chú rể, đồng thời là lời cảm ơn chân thành tới người khách đến dự lễ cưới của con mình (cho dù đường xá xa xôi, khó đi).
3. Nguyên nhân biến đổi cưới xin của người Dao Đỏ ở Na Hang hiện nay
3.1. Nguyên nhân biến đổi
Thực tế cho thấy các phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số ở miền núi đã có những thay đổi theo hướng phục vụ lợi ích cho cộng đồng. Những thuần phong mỹ tục đã được bảo tồn và phát huy, những phong tục, tập quán lạc hậu, những hủ tục cũng dần dần được xóa bỏ. Điều đó cho thấy sự phát triển kinh tế - xã hội có tác động trở lại làm cho nhiều phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số thay đổi, những phong tục, tập quán lạc hậu, những hủ tục đang được dần dần xóa bỏ.
Xây dựng gia đình văn hóa, kết hợp truyền thống với hiện đại, là một trong những mục tiêu phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Quá trình này chịu sự tác động mạnh mẽ của việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong nước, và hội nhập quốc tế. Chúng ta chuyển từ một xã hội quan liêu bao cấp sang xã hội tiêu dùng - kết quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa - đang thách thức đời sống gia đình. Trong thời kỳ chuyển đổi này cái mới chưa hình thành, hoàn thiện, các giá trị cũ đang được sàng lọc, thì bất cập thái quá dễ xảy ra, do vậy phải nhìn nhận xã hội tiêu dùng trong sự vận động phát triển của văn hóa dân tộc. Hàng loạt các tác nhân xã hội mới làm giảm sự cố kết trong gia đình giữa vợ và chồng như: phạm vi hoạt động mở rộng, vai trò của phụ nữ thay đổi, tâm lý chuộng hình thức, sự chuyển dịch môi trường sống và làm việc, quy định chặt chẽ về thời gian cùng các dịch vụ xã hội và cộng đồng. Văn hóa gia đình cũng chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại, theo định hướng “tính độc lập, tính chủ động của nó đang được khôi phục và phát triển”.
3.2. Tác động từ các chính sách của Đảng và Nhà nước
Trong những năm trước, ở một số địa phương, trước hết là ở vùng sâu vùng xa vẫn có khá nhiều người kết hôn sớm từ khi còn ở tuổi vị thành niên, thậm chí có những người lấy vợ lấy chồng lúc mới 13 – 14 tuổi. Điều đó cho thấy việc kết hôn trước tuổi mà luật hôn nhân đã quy định. Tại Điều 4 và Điều 5, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu số, quy định như sau:
+ Tuổi kết hôn:
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn để bảo đảm sự phát triển giống nòi, bảo đảm cho các bên nam, nữ có đủ điều kiện về sức khoẻ và khả năng chăm lo cuộc sống gia đình. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên, các già làng, trưởng bản và các vị chức sắc tôn giáo thực hiện tuyên truyền vận động người dân xoá bỏ thói quen kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
+ Bảo đảm quyền tự do kết hôn của nam, nữ:
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào. Uỷ ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, cùng cấp và các tổ chức thành viên, các già làng, trưởng bản, các vị chức sắc tôn giáo vận động, thuyết phục các bậc cha mẹ hướng dẫn con xây dựng gia đình tiến bộ, không được cưỡng ép hoặc cản trở việc lấy vợ, lấy chồng của con; vận động mọi người xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu cản trở quyền tự do kết hôn của nam và nữ.
- Nghiêm cấm tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.
- Không ai được lợi dụng việc xem tướng số hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác để cản trở việc thực hiện quyền tự do kết hôn của nam và nữ.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2014/NĐ-CP, trong đó có quy định chi tiết về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình. Tại Nghị định, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và UBND các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện các chính sách, biện pháp tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình[4].
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa trong tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với nhiều tập quán tốt đẹp, đa dạng, phong phú. Việc ban hành Nghị định có nội dung quy định chi tiết việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình là rất thiết thực. Những quy định trên thể hiện việc tôn trọng những tập quán tốt đẹp, đồng thời cũng nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, khuyến khích phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp, xóa bỏ tập tục lạc hậu...
3.3. Bảo tồn các giá trị của tập quán cưới xin Dao Đỏ ở Na Hang
Hôn nhân của người Dao đỏ ở huyện Na Hang là một phong tục tập quán mang đậm đà bản sắc dân tộc. Những nghi lễ tập tục, các quan hệ xã hội trong hôn nhân đó phản ánh toàn bộ đời sống của đồng bào, trong đó chứa đựng tình cảm, tình đoàn kết cộng đồng, tri thức giáo dục đạo đức và hướng dẫn các hành vi của con người đến chân, thiện, mĩ.
Hôn nhân và gia đình được thể hiện trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại Điều 63 của Hiến pháp này quy định công dân nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá và gia đình… Những quy định tiến bộ đó không phải đến năm 1992 mới xác lập mà nó đã được thể hiện từ nữa thế kỷ qua: Quốc hội nước ta đã thông qua và Chủ tịch Nước đã cho thi hành hai đạo luật, luật thứ nhất ban hành ngày 29/12/1959 luật thứ hai ban ngày 29/12/1986 có sự kế thừa và phát triển của luật hôn nhân gia đình 1959 những nguyên tắc cơ bản của hai luật trên là:
- Hôn nhân tự nguyện tiến bộ
- Một vợ, một chồng
- Vợ chồng bình đẳng, hạnh phúc.
- Bảo vệ quyền lợi cha mẹ và các con
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Với những nguyên tắc đó, việc thực hiện luật đã từng bước xoá bỏ những tàn tích lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình mới trên cơ sở tự nguyện, vợ chồng bình đẳng, hạnh phúc và bền vững [4].
Qua những nguyên tắc trên ta thấy rằng quan niệm cưới xin của ngày nay có sự thay đổi. Tuy ngày nay người ta vẫn mong có con cháu nối dõi tông đường, nhưng quan niệm đó không còn nặng nề như trước nữa. Trước đây cặp vợ chồng nào khi chưa có con trai để “nối dõi tông đường” thì nhất thiết họ phải cố gắng sinh bằng được, mặc dù con gái họ quá đông. Hiện nay cùng với cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch và trình độ dân trí được nâng lên, mỗi cặp vợ chồng khi sinh đến con thứ hai vẫn là gái, họ cũng tự kế hoạch không sinh nữa.
Về quy tắc thì vẫn quy định một vợ một chồng, không có hiện tượng đa thê, về cư trú thì cũng cư trú bên nhà chồng.

Về việc chọn vợ, chọn chồng, trong hôn nhân truyền thống của người Dao đỏ huyện Na Hang được tự do tìm hiểu, ưng thuận thì nhờ bà mối kết duyên. Ngày nay, hôn nhân trong chừng mực nào đó các đôi trai gái được tìm hiểu nhau, lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân chủ yếu là do con cái quyết định trước khi thông qua ý kiến của cha mẹ. Tuy nhiên họ vẫn có sự kính trọng đối với cha mẹ, chú ý lắng nghe và tranh thủ để có được sự đồng ý của cha mẹ trong công việc hệ trọng của đời mình.
Do thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình của người Dao đỏ ở Na Hang tuổi kết hôn của nam nữ được nâng lên rõ rệt. Nếu như trong xã hội truyền thống nữ giới lấy chồng độ tuổi 15 - 16 thì nay nâng lên 18 - 20 tuổi; nam giới trước đây 16 - 18 nay là 20 - 22 tuổi trở lên, thậm chí còn cao hơn.
Tục lệ trước khi cưới thì vẫn cần được giữ nguyên nhưng các lễ vật đã có sự thay đổi. Các lễ vật giờ đây phong phú và đa dạng hơn, việc thách cưới cũng đã được giảm nhiều. Thông thường cả hai bên gia đình đều thấy mình có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với sự thành hôn của con cái họ.
Ngày nay, vào hôm tổ chức lễ cưới chính, nhà trai nhà gái đều tổ chức cùng ngày, đoàn đưa dâu nhà gái sang nhà trai đưa dâu sang ăn cơm xong về luôn không ở lại một đêm như trước và tục lệ lại mặt cũng không còn để ba hôm sau, tục lệ này có thể được thực hiện vào ngay ngày hôm sau.
Cuộc sống đang đi lên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa để xây dựng một xã hội phồn vinh không những vậy mà người dân quên đi nỗi nhọc nhằn; quên đi cội nguồn của dân tộc bao đời để lại mà bây giờ vẫn giữ gìn và phát huy sao cho phù hợp thời đại.

 

Tài liệu tham khảo
1. Nông Quốc Chấn, Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003.
2. Hoàng Lương, Văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội, 2005.
3. Hoàng Nam, Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Giáo trình Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004.
4. Luật hôn nhân và gia đình, http://vndoc.com/luat-so-52-2014-qh13/download.
5. Nguồn: http://dulichnahang.com/kham-pha-tuc-cuoi-hoi-cua-dong-bao-dan-toc-dao-do-na-hang-tuyen-quang-bid72.html.
6. Nguồn: https://dantocmiennui.vn/54-dan-toc-viet-nam/net-dep-trong-dam-cuoi-nguoi-dao/169950.html.

Về việc chọn vợ, chọn chồng, trong hôn nhân truyền thống của người Dao đỏ huyện Na Hang được tự do tìm hiểu, ưng thuận thì nhờ bà mối kết duyên. Ngày nay, hôn nhân trong chừng mực nào đó các đôi trai gái được tìm hiểu nhau, lựa chọn bạn đời và quyền quyết định hôn nhân chủ yếu là do con cái quyết định trước khi thông qua ý kiến của cha mẹ. Tuy nhiên họ vẫn có sự kính trọng đối với cha mẹ, chú ý lắng nghe và tranh thủ để có được sự đồng ý của cha mẹ trong công việc hệ trọng của đời mình.
Do thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình của người Dao đỏ ở Na Hang tuổi kết hôn của nam nữ được nâng lên rõ rệt. Nếu như trong xã hội truyền thống nữ giới lấy chồng độ tuổi 15 - 16 thì nay nâng lên 18 - 20 tuổi; nam giới trước đây 16 - 18 nay là 20 - 22 tuổi trở lên, thậm chí còn cao hơn. 
Tục lệ trước khi cưới thì vẫn cần được giữ nguyên nhưng các lễ vật đã có sự thay đổi. Các lễ vật giờ đây phong phú và đa dạng hơn, việc thách cưới cũng đã được giảm nhiều. Thông thường cả hai bên gia đình đều thấy mình có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với sự thành hôn của con cái họ.
Ngày nay, vào hôm tổ chức lễ cưới chính, nhà trai nhà gái đều tổ chức cùng ngày, đoàn đưa dâu nhà gái sang nhà trai đưa dâu sang ăn cơm xong về luôn không ở lại một đêm như trước và tục lệ lại mặt cũng không còn để ba hôm sau, tục lệ này có thể được thực hiện vào ngay ngày hôm sau.
 Cuộc sống đang đi lên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa để xây dựng một xã hội phồn vinh không những vậy mà người dân quên đi nỗi nhọc nhằn; quên đi cội nguồn của dân tộc bao đời để lại mà bây giờ vẫn giữ gìn và phát huy sao cho phù hợp thời đại.
 
Tài liệu tham khảo
1. Nông Quốc Chấn, Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003. 
2.  Hoàng Lương, Văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội, 2005. 
3. Hoàng Nam, Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Giáo trình Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004.
4. Luật hôn nhân và gia đình, http://vndoc.com/luat-so-52-2014-qh13/download.
5. Nguồn: http://dulichnahang.com/kham-pha-tuc-cuoi-hoi-cua-dong-bao-dan-toc-dao-do-na-hang-tuyen-quang-bid72.html.
6. Nguồn: https://dantocmiennui.vn/54-dan-toc-viet-nam/net-dep-trong-dam-cuoi-nguoi-dao/169950.html.

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516