Bộ trưởng Phạm Vũ Luận có nói giáo dục sắp có một "trận đánh lớn". Trong trận đánh này sách giáo khoa cũng là một vũ khí quan trọng và cần được chú ý đặc biệt.
Nếu lấy cột mốc năm 1975 sau chiến thắng 30/04 lịch sử, chúng ta đã trải qua 38 năm. Xét về lịch sử, các giai đoạn 1975-1985, 1985-1995 cần được đưa vào sách lịch sử chi tiết và sống động với những cá nhân lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan trọng như các vị cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các lãnh đạo khác...
Đây là những giai đoạn lịch sử không kém phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển và bảo vệ tổ quốc. Xây dựng tổ quốc cũng khó khăn và thách thức như trong thời chiến đặc biệt khi các áp lực không thể hiện rõ như trong chiến tranh. Lấy một ví dụ nhỏ trong sách lịch sử để nói rằng phát triển nội dung sách giáo khoa cần làm hệ thống và có những tư duy cách mạng thay đổi hẳn về cách thức tiến hành.
Tại đây có một tâm lý lo sợ về chất lượng của các bài giảng. Bộ giáo dục và đào tạo có thể kiểm soát trong những năm đầu bằng cách giới hạn các tác giả viết sách giáo khoa như các tiêu chuẩn phải là giáo viên trên 5 năm giảng dạy. Khi có nhiều người cùng tham gia biên soạn và cạnh tranh với nhau, chắc chắn chất lượng sẽ được nâng cao.
Một biện pháp có thể áp dụng đó chính là hội đồng kiểm soát chuyên môn bao gồm nhiều giảng viên có uy tín trực tiếp tham gia giảng dạy làm công tác phản biện và kiểm soát chất lượng các tài liệu phát triển thêm.
Bộ GD&ĐT có thể đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho từng chương trình như toán lớp 11, hóa lớp 12. Các cá nhân và đơn vị biên soạn sách giáo khoa sẽ căn cứ vào đó để phát triển phù hợp.
Các ý kiến đánh giá này sẽ được các tác giả và hội đồng kiểm soát tiếp thu và chọn lọc những ý kiến chính xác để hiệu chỉnh bản cuối cùng trước khi xuất bản. Ở đây cùng cần có những suy nghĩ đúng đắn từ phía phụ huynh học sinh.
Sách giáo khoa là sản phẩm đặc biệt cần những chuyên viên am hiểu về học thuật, tâm lý giáo dục và các hoàn cảnh kinh tế xã hội tại Việt Nam. Chúng ta không phải vì một số lỗi hay sai sót trong quá trình biên soạn sách giáo khoa đưa tới suy nghĩ rằng ai cũng có thể viết và biên soạn sách giáo khoa. Con người là sản phẩm dịch vụ rất quan trọng vì đào tạo sai không thể đào tạo và sửa lại như những sản phẩm và dịch vụ thông thường.
Điều này là hoàn toàn đi ngược lại xu hướng của công nghệ - tính mở - cho phép nhiều bên, nhiều dạng sách giáo khoa, thầy cô giáo và học sinh tương tác với nhau. Sách giáo khoa tương lai của Việt Nam nhất định phải được thiết kế tích hợp với máy tính bảng, internet và công nghệ di động. Nhờ tính mở và di động, khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong Việt Nam sẽ được khắc phục nhanh chóng. Không chỉ học sinh học từ giảng viên, ngay cả cộng đồng giảng viên các tỉnh xa xôi cũng có thể trao đổi và phát huy kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Bộ GD&ĐT nên thí điểm xã hội hóa một giáo trình sách giáo khoa ví dụ hóa học lớp 12 cho một đơn vị hoặc tập thể nào đó biên soạn. Bộ sách mới và bộ sách đang sử dụng sẽ được đem ra kiểm chứng nhằm kiểm tra xem tính ưu việt và khuyết điểm của cả hai bộ. Hoàn thiện cần được thực hiện qua từng dự án nhỏ. Các khách hàng – giáo viên, phụ huynh và học sinh sẽ là những người đánh giá chính xác và hiệu quả nhất những gì mang lại giá trị cho họ.
Trận đánh lớn của Bộ GD&ĐT chỉ có thể thành công được nếu như huy động và tận dụng toàn bộ sức mạnh của toàn dân. Đây cũng chính là bí quyết thắng lợi đơn giản của dân tộc ta trong toàn bộ lịch sử dựng và giữ nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hiểu và vận dụng thành công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Bài học đã có sẵn, câu chuyện chỉ còn là vị "Tổng Tư Lệnh" ngành giáo dục và đào tạo vận dụng như thế nào trong lĩnh vực của mình.