Viết tiếp bài "Trăn trở còn nhiều với ngành giáo dục", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận bày tỏ, ông luôn ý thức rõ trách nhiệm nặng nề của mình. Từ lúc đảm nhiệm công việc của Bộ trưởng, ông đã phải khẩn trương xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo giai đoạn 2011-2020…
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi luôn ý thức rõ trách nhiệm nặng nề của mình. Từ lúc đảm nhiệm công việc của Bộ trưởng, chúng tôi phải khẩn trương xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo giai đoạn 2011-2020. Khi Thủ tướng phê duyệt Chiến lược, chúng tôi lại ngay lập tức bắt tay xây dựng Luật Giáo dục đại học.
Rồi việc Quốc hội giám sát chất lượng giáo dục đại học cũng là một khoảng thời gian vất vả, căng thẳng nhưng rất bổ ích. Sau đó là xây dựng Đề án Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Khi Trung ương thông Đề án, rồi PISA đạt kết quả tốt thì chúng tôi mừng một chút, còn bây giờ lại tiếp tục lo triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 8.
Vấn đề lương cho giáo viên đã được đặt ra 15 năm nay, nhưng tới nay chưa thực hiện được. Trong đề án đổi mới này một lần nữa có đặt vấn đề lương giáo dục sẽ là cao nhất trong thang bậc lương. Bộ trưởng có thể nói giải pháp thực hiện việc này?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Vấn đề lương giáo viên được đặt ra từ Nghị quyết TƯ2 khoá VIII năm 1996 nhưng chưa làm được do nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan. Tôi không có điều kiện hiểu hết giai đoạn trước, nhưng tôi biết giải quyết bài toán tiền lương liên quan đến nhiều nhân tố và điều kiện thuộc các lĩnh vực khác nhau và phải giải quyết từng bước theo nhịp điệu tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết 29 NQ/TW nêu lại vấn đề này với quyết tâm và giải pháp triển khai mới để sớm đưa chủ trương đúng đắn này vào thực hiện.
Ngoài vấn đề lương, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới các chế độ đối với giáo viên như phụ cấp nghề nghiệp, thâm niên, phụ cấp thu hút cho thầy cô giáo miền xuôi lên miền núi giảng dạy, chế độ, điều kiện làm việc cho các GS, PGS…
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Đúng là có nhiều nhóm độc lập hoạt động nghiên cứu về giáo dục. Cá nhân tôi cũng thường xuyên tiếp xúc, làm việc với các nhóm khác nhau... Về nguyên tắc, chúng tôi trân trọng và lắng nghe tất cả các ý kiến đa chiều, vì trong lĩnh vực GD-ĐT có đặc điểm là khó ai có được cái nhìn toàn diện.
Chúng tôi thu thập có hệ thống tất cả những ý kiến đóng góp cho ngành và phải nói rằng, các quyết định của chúng tôi vừa qua trong việc đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT đã dựa trên việc tiếp nhận và xử lý thông tin của các kênh khác nhau, thuộc nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Tôi tin tưởng sâu sắc rằng việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT sẽ mang lại nhiều thay đổi lớn, về đại thể có thể nói tóm tắt như sau:
Đối với GD đại học và GD nghề nghiệp, chúng ta sẽ chuyển sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội và nhu cầu của thị trường lao động; sẽ tiến tới thực hiện cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo.
Các cơ sở GD đại học sẽ được trao quyền tự chủ đi đôi với trách nhiệm cao trước xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý trong ngành GD&ĐT sẽ được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả quản lý được nâng cao. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ nghiên cứu khoa học được tăng cường mạnh mẽ.
Các cơ sở GD đại học sẽ được phân tầng, phân loại theo định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng thực hành trên cơ sở năng lực, kết quả kiểm định chất lượng GD các nhà trường. Chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo của Việt Nam sẽ được nâng lên, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từng bước tiệm cận yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Đối với GD phổ thông, sẽ có sự thay đổi lớn về chương trình GD, sách giáo khoa (SGK) và tổ chức quá trình GD trong nhà trường. Chương trình và SGK mới sẽ được thiết kế với những nội dung phù hợp với tâm lý, kỹ năng, nhận thức của học sinh phổ thông, gần với cuộc sống, thiết thực giúp các em hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động mới.
Về phương pháp dạy và học, chúng ta sẽ chuyển từ dạy nhiều, tự học ít như hiện nay sang dạy ít, tự học nhiều. Vai trò của người thầy sẽ không chỉ là truyền thụ kiến thức cho học sinh, mà còn là hướng dẫn học sinh cùng thảo luận theo từng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ bài học.