Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtKinh tếNữ Phó chủ tịch QH ‘chữa cháy’ cho nền kinh tế

Nữ Phó chủ tịch QH ‘chữa cháy’ cho nền kinh tế

Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 01:42
“Không thể nói cả nền kinh tế tê liệt, cho dù có khó khăn có trì trệ. Phải nhìn cả điểm sáng chứ không thể chỉ nhìn vào điểm tối của nền kinh tế”.

kte1

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu như vậy sau 2 ngày lắng nghe các ý kiến của chuyên gia kinh tế tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, từ sáng 26 đến trưa 27/9 tại Huế.

Những lời thẳng khó nghe nhất

Có lẽ không đơn giản mà vị nữ Phó chủ tịch Quốc hội lại đưa ra kết luận có phần hơi quyết liệt như vậy. Kể cũng là phải thôi bởi trong khi biết bao nhiêu giải pháp nỗ lực ứng cứu nền kinh tế đang được áp dụng thì nhiều người chung ý kiến với TS Trần Đình Thiên lại thẳng thắn mà chỉ ra rằng: nền kinh tế xuống đến đáy và nằm bẹp yên ở đó.

TS Trần Đình Thiên, nhận xét: “5 năm kể từ 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đi qua, để lại hậu quả nặng nề, song nhìn chung, kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi. Nhưng VN không nằm trong quỹ đạo đó: hiện nay, nền kinh tế vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy” mặc dù xu hướng ổn định hóa đã mở ra và đà sụt giảm tốc độ tăng trưởng có vẻ đã được chặn lại”.

Nhìn nhận tình hình kinh tế năm 2013, ông Thiên cho rằng “các cơ sở tăng trưởng yếu hơn hẳn các năm trước”. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng chỉ 6,5%; thu ngân sách khó khăn chưa từng thấy; đầu tư xã hội thấp (30% GDP); gần 25.000 doanh nghiệp đóng cửa (tương đương mức của năm trước, nhưng lại là những doanh nghiệp có thực lực bị chết).

TS Thiên cũng thẳng thắn: Cầu rất yếu (tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm chỉ đạt 40% kế hoạch năm; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9% so với mức 6,5% cùng kỳ 2012)…

Trong khi đó, vẫn theo ông Thiên, những “điểm đen” của nền kinh tế như tình trạng nợ xấu và sở hữu chéo ngân hàng “vẫn còn nguyên”, các đề án tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn nằm trên giấy và “y nguyên yếu kém”… “Vẫn chưa nhúc nhích tái cơ cấu thì triển vọng cho những năm sau cũng chưa thấy gì. Nền kinh tế xuống đáy và nằm bẹp ở đấy”, ông Thiên nói.

Rồi đến chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nhận định, những khó khăn của 2013 vẫn tiếp tục kéo dài và năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ.

Từ đúc kết của nhiều năm nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, ông Lịch cho rằng, những khó khăn của kinh tế từ đầu năm 2013 là hệ quả cuối cùng của giai đoạn từ năm 2008, khi nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng bất ổn vĩ mô.

“Mà nguyên nhân sâu xa là vẫn là từ nội tại của nền kinh tế, từ sự bất cập của cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng. Sự nhận thức không đúng mức “căn bệnh” của nền kinh tế, việc thực thi các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình đã làm cho thị trường mất phương hướng…”, ông Lịch nhìn nhận.

kte2

Các giải pháp ngắn hạn nhằm đối phó với tình hình đã làm cho thị trường mất phương hướng

Dung hòa, chữa cháy và ông lớn tập đoàn xin nói thật

Trước hàng loạt những ý kiến bày tỏ sự lo ngại về nền kinh tế, TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – “cảnh tỉnh”: “Có quá nhiều diễn đàn, hội thảo kinh tế như thế này, và cũng có rất nhiều người nói rất hay về tồn tại, yếu kém của nền kinh tế đất nước, nhưng hầu như không chỉ ra địa chỉ cụ thể, và cùng với nó là giải pháp”.

Cũng theo một hướng nhìn khác, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý phải nhìn cả điểm sáng chứ không thể chỉ nhìn vào điểm tối của nền kinh tế.

Theo bà Ngân: “Không thể nói cả nền kinh tế tê liệt, đất nước vẫn tiếp tục phát  triển, đời sống nhân dân vẫn được quan tâm, cho dù có khó khăn có trì trệ”.

Nói như vậy nhưng rồi thực tế lại chỉ đúng cái khó mà không thể lảng tránh đó là câu chuyện tiền ở đâu khi nói về việc có nên tăng phát hành trái phiếu.

Theo bà Ngân: “Nếu không tăng thêm thì tiền ở đâu để xử lý tồn tại do thắt chặt đầu tư công vừa rồi, mà có ý kiến cho rằng có thể lãng phí còn chưa đánh giá được, đó là vấn đề rất là lớn”, bà Ngân nói.

Nhìn lại ba năm đầu của kế hoạch 2011 – 2015, Phó chủ tịch nêu sự thống nhất của nhiều ý kiến về kết quả đạt được trong nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, khó có thể đạt tăng trưởng bình quân 6,5% của cả giai đoạn, khi phục hồi tăng trưởng kinh tế có nhưng sẽ chậm lại.

Về tái cơ cấu nền kinh tế, nhấn mạnh đây là vấn đề rất khó và đòi hỏi kiên trì chứ không thể vội vàng, bà Ngân cũng đồng ý với nhiều ý kiến chuyên gia là lĩnh vực này còn chưa chuyển biến mạnh mẽ.

Ở vai doanh nghiệp, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Tập đoàn Than – Khoáng sản VN dường như thấm cái gọi là “nằm bẹp” của nền kinh tế nói rằng: “nghe ông Thiên nói nhiều về kinh tế rồi, có nhiều chỗ tôi không đồng tình lắm, nhưng riêng hôm nay nhất trí với cách nhìn nhận của TS Thiên”.

“Tập đoàn tôi hiện có 140.000 lao động, nếu tái cơ cấu thì có đến 40.000-50.000 lao động dôi ra. Nếu cứ căn cứ vào con số thất nghiệp do bộ chức năng công bố là chỉ từ 2,8 – 3% thì nói thật không thể nào có được, làm được cái gì hết.

Đổi mới như thế nào? Tôi xin nói có những nghị định, quyết định của Chính phủ có từ lâu rồi, nhưng các bộ, ngành không có văn bản hướng dẫn, hoặc có nhưng sai lệch. Và như vậy thì làm sao DN không khó khăn, suy kiệt được ”, ông Hòa chua chát.

Và cho dù nhìn vào điểm sáng, hay điểm tối thì khó khăn vẫn là thực tế mà nền kinh tế đang oằn mình vượt qua.

Theo Bao Datviet

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516