Mới đây, trong buổi làm việc với Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và Ban Dân vận Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói:" Báo chí phải nêu ra cho người dân biết..." nên tôi viết bài này.
Chúng ta đang dập dịch khi dịch bùng lên, chứ nếu chống thì dịch vừa nhen nhóm là ta dập luôn chứ không để lan tràn như hiện nay.
Tôi là người đi xe máy khắp mọi miền đất nước trước đây và ngày nay vẫn đi khắp Hà Nội hàng ngày. Khi tôi chưa thấy Thủ đô xét nghiệm (XN) ngẫu nhiên nên từ lâu lắm rồi, tôi luôn nghĩ, Thành phố trung tâm cả nước nếu không xét nghiệm ngẫu nhiên sớm sẽ rất khó dập dịch. Thế giới chưa hết dịch mà ta không XN ngẫu nhiên thường xuyên thì Việt Nam làm sao ngăn chặn dịch kịp thời được? Khi dịch bùng lên chúng ta áp dụng Chỉ thị 16, đây là hình thức dập dịch. Vậy Chính phủ nên có chỉ thị mới là chống dịch; tức là khi chưa có dịch đã cho XN ngẫu nhiên thường xuyên ở những nơi có nguy cơ cao và những người hay di chuyển, hay tiếp xúc với dịch bệnh. Trung Quốc khi mổ tử thi, họ thấy COVID ở trong cuống phổi. Vậy khi test làm sao chọc được que XN vào cuống phổi. Cho nên khi XN phải làm sao phát hiện được virus nằm ở họng và mũi. Tôi thấy Hà Lan cho ra một buồng XN: vào trong đó hò hét, virus bật ra là XN luôn (trường hợp này khá đúng, ở tỉnh Vĩnh Phúc có ổ dịch phát ra từ quán karaoke). Việt Nam chưa có buồng XN như Hà Lan thì chọn thời điểm phổi hoạt động mạnh nhất là: mới đi đâu về, đi tập thể dục, vừa hát karaoke xong hoặc mới vừa lao động nặng nhọc v.v... Ở Việt Nam nhiều ca XN 7 lần mới ra vì không chọn đúng thời điểm. XN hiện nay đều do ngành Y tế nhưng chưa chọn đúng thời điểm nên ít chính xác. Vậy nên khuyến khích người dân tự test nhanh vì họ dễ chọn đúng thời điểm. Các lái xe hay phải tập trung lấy giấy XN, vậy nếu lái xe tự test nhanh kết quả trùng XN của y tế thì không thu phí XN (vì họ phải bỏ tiền mua test nhanh rồi). Làm vậy là khuyến khích người dân test nhanh thường xuyên nên dễ phát hiện sớm, do đó ngăn chặn được dịch bệnh kịp thời. Nếu có điều kiện thì XN diện rộng cả khu vực F1 vì XN không ra thì có khi XN F2 lại ra. TPHCM vừa rồi số ca mắc ngoài cộng đồng lớn hơn trong khu cách ly, như vậy phong tỏa dễ làm dịch bệnh trong cộng đồng lây lan vì nhiều ca mắc ở ngoài cộng đồng dẫn đến khả năng lây số người trong nhà nhiều (nếu thống kê được số ca lây cả nhà thì càng chính xác). Tôi xin nêu bằng chứng từ nước ngoài để khẳng định nhận định trên: theo các nghiên cứu từ Trung Quốc và phương Tây thì 99% ca mắc COVID là lây từ trong các tòa nhà. Có ý kiến cho là ý thức người dân kém, đi ra ngoài nên bị lây; không phải vì ra ngoài mà chủ yếu ở nhà nhiều nên lây trong nhà nếu tính xác suất sẽ cao hơn. Khi chuyên gia dịch tễ nước ngoài phê phán khử khuẩn diện rộng ở TPHCM và Hà Nội vì lãng phí hóa chất và gây bất lợi thì Bộ Y tế ra công văn:" không phun khử khuẩn ngoài trời vì WHO nêu ngoài đường phố không có virus” (nếu có rất ít chưa đến 1% và chỉ tồn tại vài giây cho nên coi như không có). Người dân ra đường (nhưng phải đảm bảo khoảng cách) vận động thì mới có sức khỏe chống lại dịch bệnh. Vậy ngoài đường phố không có virus mà cấm ra đường thì có hợp lý hay không? Không cho tụ tập bằng cách cấm hàng quán, nơi vui chơi giải trí thì không thể tụ tập được. VẬY KHÔNG CẤM RA ĐƯỜNG NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC TỤ TẬP VÀ PHẢI GIỮ KHOẢNG CÁCH THÌ ĐẢM BẢO ĐƯỢC SỨC KHỎE CHO DÂN. Malaysia có số ca mắc nhiều nhưng số ca bị nhẹ và không triệu chứng (tức là tự chữa ở nhà được) là hơn 98%. Việt Nam số ca nhẹ và không triệu chứng là 80%, tức là sức khỏe người dân Việt Nam chưa tốt.
Tóm lại, phải có chủ trương sớm và quyết liệt để chống dịch (tức là chưa có dịch đã quyết liệt rồi). Biết cách XN đúng thời điểm bằng cách hướng dẫn người dân tự XN. Có biện pháp áp dụng công nghệ, qui định v.v... Để buộc các cơ quan, doanh nghiệp phải test nhanh thường xuyên v.v...
Nguyễn Hoàng Nguyên
ĐT: 0989889363