"Phòng 302 (trên đầu phòng 202, chủ hộ là ông Ty) phá 7 bức tường ngăn, đưa nhà vệ sinh và cơi nới thêm ra ngoài 2m,để nước nhà vệ sinh chảy xuống bếp nhà tôi; xây thêm 2 tường ngăn dựa vào trần nhà tôi và đặc biệt là kết cấu 3 bức tường nhà vệ sinh thì 2 bức tường không có dầm (với thiết kế này, nhà vệ sinh không được di chuyển vì như vậy thì tường vệ sinh nhà trên sẽ dựa vào trần nhà dưới) cho nên khi phòng 302 phá tường nhà vệ sinh thì 2 bức tường nhà vệ sinh của 2 phòng trên là 402 và 502 sẽ dựa vào trần phòng 302. Việc phá các bức tường, thay đổi kết cấu như vậy hết sức nguy hiểm cho nhà tôi và cho cả tòa nhà. Cơi nới này đã vi phạm quyết định số 10/2003/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng và Quyết định số 1/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội.
Việc cơi nới của phòng 302 không phải là chống trộm mà là thay đổi kết cấu nên sẽ gây nguy hiểm cho cả tòa nhà. "Sau đó ngày 30.3.2018 và ngày 30.5.2018 Ban tiếp công dân quận Ba Đình có công văn số 59/BTCD và Công văn số 118/BTCD truyền đạt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tạ Nam Chiến, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình như sau:
1. Giao chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc; Đội trưởng đội thanh tra xây dựng quận Ba Đình nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND quận tại Văn bản số 59/BTCD ngày 30.3.2018 của Ban Tiếp công dân quận; báo cáo UBND quận xong trước ngày 30.6.2018...
2. Giao Thanh tra xây dựng quận hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị được giao nhiệm vụ giải quyết đơn thư công dân theo đúng quy định ".
Tuy nhiên, đến nay ý kiến của lãnh đạo Quận Ba Đình vẫn không được thực hiện.Đặc biệt nghiêm trọng khi Quận đang đôn đốc xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng thì phường Vĩnh phúc tiếp tục để cơi nới đua ra ngoài không gian ở nhà D và C (có ảnh chụp). Và tôi đã báo với ông Sơn, cán bộ Thanh tra xây dựng phường Vĩnh Phúc nhưng việc cơi nới vẫn tiếp tục cho đến khi hoàn thành. Và ngay tại thời điểm đang viết bài này thì việc cơi nới tiếp tục diễn ra ở phòng 301 nhà G2. Người ta có quyền nghi ngờ các cán bộ phường Vĩnh Phúc chưa làm việc hết chức trách của mình vì vậy cấp có thẩm quyền không nên để những cán bộ trên đảm đương những chức vụ hiện tại. Nếu việc cơi nới nhà trái phép mà sau này gây hậu quả nghiêm trọng thì những cá nhân nhân liên quan sẽ bị lôi ra xử lý. Những xự việc xẩy ra hiện tại trong thời gian vừa qua đã nói lên điều đó, kể cả những cán bộ cấp cao. Những người cơi nới nhà đang để lại hậu họa sau này cho con cháu họ nếu ngôi nhà xảy ra sự cố. Và việc cơi nới quá nhiều như ở phường Vĩnh Phúc gây nguy hiểm cho tòa nhà hiện đang có rất nhiều người đang sinh sống.
Cách quản lý hiện tại luôn chạy theo sự cố, tức là thảm họa xảy ra rồi mới xử lý. Vậy Hà Nội nên ngăn ngừa, tháo dỡ nhà cơi nới đừng để sập nhà rồi mới...rút kinh nghiệm.
Hà Nội hãy tháo dỡ ngay nhà cơi nới để cả nước làm theo, được không !?
Nguyễn Hoàng Nguyên
ĐT: 0989889363