Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtTin tứcCần sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn

Cần sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn

Thứ bảy, 01 Tháng 12 2012 14:17
Sáng 1-12, tại TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết đợt đánh giá của ADB về dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN giai đoạn 2012, đồng thời triển khai kế hoạch hoạt động của dự án năm 2013. Đến dự lễ tổng kết có đại diện lãnh đạo cục, vụ: GDCN, Cơ sở vật chất, Nhà giáo, đại diện ADB (Ngân hàng phát triển Á Châu) bà Eiko, cùng 17 trường, các Sở GD-ĐT nằm trong dự án.

Tiến độ năm 2012 chậm:

Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN (USPTDP) được Ngân hàng Phát triển Á Châu tài trợ nguồn vốn là 43,186 triệu USD (vốn vay ADB là 34 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 9,186 triệu USD) và chính thức khởi động vào đầu năm 2007 với 5 thành phần chính. Đó là nâng cao chất lượng đào tạo GV, mở rộng cơ hội cho đối tượng là người dân tộc thiểu số được đào tạo thành GV THPT và TCCN, tăng cường năng lực quản lý phát triển đội ngũ GV THPT, BT THPT và TCCN, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy học cho các cơ sở đào tạo GV THPT và TCCN, cuối cùng là quản lý thực hiện dự án. Đây được xem là một dự án lớn của Bộ GD-ĐT và Ngân hàng Phát triển Á Châu với mong muốn củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV bậc THPT và TCCN.

Triển khai từ tháng 10-2007, đến nay có thể nói dự án đã đi vào những chặng đường cuối cùng (83% thời gian) với tỉ lệ giải ngân đạt 78%. Trong đó vốn ADB đạt 82%, vốn đối ứng đạt 62%. Tỉ lệ trao thầu toàn dự án đạt 82%. Trong đó vốn ADB đạt 87%, vốn đối ứng đạt 62%. Riêng hoạt động đào tạo và bối dưỡng CBQL, GV năm 2012 của dự án đạt con số 13.389 người, đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (10 ngày) là 35.732 người.

Phát biểu, đánh giá một năm hoạt động của dự án PGS.TS Vũ Quốc Chung - trưởng ban điều hành dự án cho rằng dù năm 2012 có gặp nhiều khó khăn, tiến độ trao thầu và triển khai một vài gói dự án còn chậm tiến độ và phải chuyển qua năm 2013, nhưng nhìn chung công tác triển khai hoạt động là rất tốt. Dự án trong năm 2012 phù hợp với thiết kế dự án, chủ trương của Bộ và nhu cầu xã hội. Trong đó, các tác động tích cực, mang tính bền vững tới hệ thống giáo dục, công tác phát triển đội ngũ mà dự án mang lại là rất rõ nét khi các trường, các đơn vị đã áp dụng các Chuẩn giáo dục ( Chuẩn nghề nghiệp GV, Chuẩn giám đốc TT GDTX, Chuẩn hiệu trưởng phổ thông) vào đánh giá cán bộ. Điểm nhấn rõ nét nhất mà dự án này mang lại theo PGS.TS Vũ Thành Chung thì ngoài việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục phổ thông thì công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực sử dụng và ứng dụng CNTT vào quản lý, giảng dạy đã thể hiện rõ sự tích cực trong việc hỗ trợ GV, CBQL về công tác giảng dạy và quản lý.

Đánh giá về công tác xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị mà các trường, đơn vị đang thực hiện và triển khai, dự án. Bà Eiko-chuyên gia cao cấp của ADB cho rằng các trường, cũng như Ban điều hành đề án cần phải cố gắng khắc phục những khó khăn để sớm kết thúc các gói thầu mà ADB đã phê duyệt. Việc thực hiện dự án cho thấy các hoạt động tài chính nhìn chung ổn định.

Tuy nhiên, chưa hiệu quả đối với năm 2012. Bởi theo thống kê, tổng kinh phí mà ADB phê duyệt năm 2012 là trên 6 triệu USD, trong khi đó các trường mới chỉ giải ngân theo kế hoạch được hơn 2,5 triệu USD (tức 39%). Bên cạnh đó, tổng giá trị hợp đồng trao thầu được ADB phê duyệt (hơn 6 triệu USD) cũng mới được thực hiện triển khai so với kế hoạch năm là 69% (hơn 4 triệu USD)…

Chính vì thế, bà Eiko đề nghị: Bên cạnh sự tiến bộ trong quản lý dự án vẫn còn một số yếu kém trong công tác lập kế hoạch và hoạt động đấu thầu. Vì thế, đoàn yêu cầu Ban điều hành dự án cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao năng lực thực hiện dự án, cũng như việc thông tin liên lạc giữa ADB và Ban điều hành để việc triển khai dự án được hiệu quả và đúng tiến độ hơn. Riêng về vấn đề bình đẳng giới và dân tộc thiểu số, bà Eiko cho biết dự án đặc biệt chú ý tới bình đẳng giới và nỗ lực hết sức để đảm bảo trên 50% SV nữ/GV được cấp học bổng. Trên 80% SV là người dân tộc thiểu số tại các trường được nhận học bổng. Đoàn đánh giá của ADB và Ban điều hành dự án cũng đã thống nhất sẽ tiếp tục chú trọng các ứng viên nữ là người dân tộc thiểu số /nữ giới khi cử đi tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài.

2

 

Bà Eiko-thứ 2 từ phải sang đang thông báo công tác đánh gái của ADB về dự án năm 2012

 

 

Cần quan tâm và tháo gỡ:

 

Đó là tâm tư của các trường, Sở GD-ĐT đang tham gia dự án. Bởi trong thực tế có nhiều gói thầu được phê duyệt quá chậm khiến cho các đơn vị gặp khó trong quá trình thực hiện và giải ngân. Bàn về công tác đầu tư trang thiết bị, công tác phối kết hợp giữa các vụ, cục chức năng với Ban điều hành dự án, ông Nguyễn Khang, phó vụ trưởng vụ GDCN Bộ GD-ĐT cho rằng: ADB cần phải đẩy nhanh tốc độ phê duyệt và chuyển kinh phí cho Ban điều hành để giúp Ban điều hành có thể sớm phân phối về các trường, tránh tình trạng chậm chễ như năm 2012. Trong đó, sự phối hợp giữa 2 bên ADB và Ban điều hành dụ án cần chặt chẽ và gắn kết hơn.

 

Vụ GDCN cũng có khá nhiều đầu việc trong kế hoạch thực hiện năm 2013 (trong đó có rất nhiều đầu việc chuyển từ năm 2012 sang). Trong khi, vụ GDCN lại không thật sự kết nối được với ADB, Ban điều hành dự án. Do đó, tôi đề nghị trong kế hoạch thực hiện năm 2013, việc gì liên quan đến vụ GDCN các đồng chí cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa.

 

Đặc biệt, việc xây dựng 20 giáo trình trong năm 2013 Ban điều hành nên yêu cầu đơn vị nào trúng thầu cần liên hệ với vụ GDCN để công tác phối hợp được thuận lợi và hiệu quả.-ông Khang nói.
Đại diện một trường ĐH tham gia dự án cũng chia sẻ: Trong thực tế các trường rất chủ động trong các kế hoạch. Nhưng có một số gói thầu được phê duyệt chậm, các thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy, đào tạo không đúng thiết kế, vướng mắc trong việc bàn giao thiết kế giữa nhà thầu và đơn vị thụ hưởng chậm trễ, sự thay đổi thời gian của một số hợp đồng…cũng dẫn đến việc chậm trễ. Do đó, theo ý kiến của các trường, nếu được Ban điều hành dự án cần giúp các trường tháo khó ở vấn đề này.

3

 

PGS.TS Vũ Quốc Chung-trưởng ban điều hành dự án báo cáo tại hội nghị

 

PGS.TS Vũ Quốc Chung- Trưởng ban điều hành dự án ghi nhận những vấn đề mà các trường, đơn vị thụ hưởng gặp phải trên. Ông  cho rằng: hầu hết các gói thầu về cơ sở vật chất có giá trị lớn xây dựng cho các trường đều thuận lợi và thành công, giá trị sử dụng bền vững, chỉ số ít các gói thầu nhỏ vướng mắc chủ yếu là về mặt thủ tục, Ban điều hành sẽ phối hợp để tháo khó cho các trường.

“Kế hoạch hoạt động của dự án phát triển GV THPT và TCCN năm 2013 sẽ có 89 đầu việc (Bộ GD đã phê duyệt). Trong đó, việc cố gắng giúp 4 trường gồm ĐH Quy Nhơn, ĐH An Giang, ĐH Ngoại Ngữ ĐHQG Hà Nội và ĐH Thái Nguyên tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn tất hồ sơ xây dựng cơ bản(vướng mắc nhỏ) sẽ được làm sớm để chốt lại dự án”-ông nói.

Theo kế hạch năm 2013, công tác xây dựng 6 trung tâm hội nghị tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho GV ( nơi GV có thể học tập, chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn) tại 6 tỉnh thành Thái Nguyên, Hà Nội, Nghệ An, Đắk Lắk, TP.HCM, Cần Thơ sẽ sớm tập chung triển khai…Vì vậy ông Chung mong muốn các trường, các Sở GD-ĐT quan tâm chỉ đạo để các hoạt động được thực hiện đúng cam kết, đúng tiến độ, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động kiên quan khác của dự án.

Nói về vấn đề trên, bà Eiko đồng tình với quan điểm một số đơn vị, nhưng bà cũng cho rằng, chính sự làm việc thiếu gắn kết, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các ban, ngành cũng là yếu tố dẫn đến sự chậm trễ. Do đó bà mong muốn năm 2013 các đơn vị tham gia dự án cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn với Ban điều hành dự án.

Theo GD&TD

 

Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516