7 phút sau, cả bốn nhóm đã có đủ 16 vật thể mà cô giáo yêu cầu. Cô vui vẻ chụp ảnh lại những vật thể các học sinh tìm được và đánh giá khen ngợi nhóm nhanh nhất.
- Nhiệm vụ 2: Các em hãy sử dụng sợi dây, đo đạc và tính toán thật chính xác diện tích và thể tích các vật thể các em tìm được. Hãy thực hành và ghi báo cáo theo nhóm, cô sẽ chụp lại trình chiếu phần bài là của các bạn, sau đó các nhóm trưởng sẽ giúp cô đo đạc kết quả của các nhóm khác.
Cô nhàn tênh, đi khắp lớp cười cười, xem xem, các nhóm đo đo, đạc đạc, ghi ghi, chép chép…
- Mày ơi, đo cẩn thận vào nhé, cô kiểm tra đấy, cô đo kỹ lắm đấy…
Cô trò đo đạc và kiểm tra lại cuối cùng gần hết một tiết học
Nhóm 1: 8,5 điểm, nhóm 2: 8 điểm, nhóm 3: 3 điểm, nhóm 4: 2 điểm
- Cô trừ gắt thế, thôi cô ơi, tha cho nhóm em đi… Đâu đó tiếng kỳ kèo xin xỏ…
- Thế các em biết mình sai ở đâu chưa?
- Nhớ đời luôn cô ạ. Nhất định tiết sau chúng em không sai đâu. Bọn em sửa vào bài rồi cô ơi…
Cô chốt kiến thức lên bảng:
Bài toán 1: Một quả bóng có chu vi đường tròn lớn là …. Tính diện tích bề mặt quả bóng và thể tích của quả bóng đó?
Bài toán 2: Một chiếc nón có chu vi đường tròn đáy là …, đường sinh nón là….Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của nón?
Bài toán 3: Một chiếc gậy hình trụ có chu vi đường tròn đáy là …, chiều cao hình trụ là….Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của trụ?.
- Phạt hai nhóm thua cuộc thêm số liệu, tự sáng tác cho cô mỗi bài toán trên thành 5 câu hỏi nhé. Phần thưởng cho nhóm 1 chiến thắng là cục tẩy hình trụ siêu xinh, nhóm 2 giải nhì là một tràng pháo tay của lớp.
Tiếng vỗ tay vang lên đúng lúc tùng, tùng, tùng….Giờ học kết thúc nhẹ nhàng, lắng đọng.
Thầy cô bao giờ cũng muốn tìm đến phương thức tốt nhất cho công việc giảng dạy và giáo dục học sinh của mình. Con đường đó chính là quá trình đổi mới, sáng tạo.
Trần Thị Thu Khuyên
Giáo viên trường THPT Hàm Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.