Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtTin tứcHãy trả lại nét đẹp truyền thống vốn có của Tết Trung thu

Hãy trả lại nét đẹp truyền thống vốn có của Tết Trung thu

Thứ sáu, 21 Tháng 9 2018 03:02

Bài ảnh: PV Việt Cường 

Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 theo Âm lịch và đã có từ bao đời nay. Đây là thời gian mặt trăng tròn nhất, sáng nhất và cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ để bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là Lễ hội trăng rằm.

Từ xưa đến nay, người Việt vẫn luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui, nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên. Theo phong tục người Việt chúng ta, trong dịp Tết Trung thu này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng, sau đó cùng phá cỗ và trông trăng. Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, hồng, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể, vì thế tình cảm gia đình lại càng khăng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và những người đã giúp đỡ họ. Đặc biệt là trẻ em, rất mong chờ đến Tết Trung thu để được ông bà bố mẹ tặng đèn lồng, đồ chơi và được phá cỗ bên mâm cỗ trung thu lung linh sắc màu.

trung thu 1

Nét đẹp truyền thống của ngày rằng Trung thu xưa.

Nhiều năm trở lại đây, Trung thu còn là dịp để các tổ chức, cá nhân biểu thị tấm lòng thơm thảo, sự hảo tâm, quan tâm tặng quà cho những trẻ em có mảnh đời bất hạnh, trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giúp các em vơi bớt nỗi buồn tủi, cô đơn, hòa đồng với các bạn cùng trang lứa. Đó là những hành động và việc làm rất nhân văn, nhân ái trong xã hội...v.v.

trung thu 2

Nét đẹp truyền thống của ngày rằng Trung thu xưa.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp cá biệt “không bình thường”, chia sẻ với các cháu thì ít mà lợi dụng “PR”, quảng cáo, đánh bóng tên tuổi, đánh bóng thương hiệu cho một sản phẩm nào đó, hay những nam thanh nữ tú với trang phục không giống ai uốn éo theo điệu nhạc trên những chiếc thùng xe gây rất phản cảm..

trung thu 3 them

Cô gái đang ‘ bay’ theo điệu nhạc vào dịp Tết Trung thu năm 2017 ở TP. Thanh Hóa.

hỗ trợ cho các cháu được vài chục, vài trăm suất quà với mấy gói bánh, vài gói kẹo, nhưng “trống dong, cờ mở”, kéo đoàn, kéo hội đến nhằm biểu dương lực lượng, tô vẽ hình ảnh. Chi phí đi lại, ăn ở cho những người đi chia phát quà còn lớn hơn so với giá trị của quà tặng phong trào biến đêm Trung thu rước đèn ông sao thành kiểu như “Lễ hội carnival rước đèn Trung thu”.

trung thu 4

Tết Trung thu năm 2017 vui hơn " Vũ trường” trên phố Dương Đình Nghệ , TP. Thanh Hóa.

Để làm được một chiếc đèn Trung thu đủ “tiêu chuẩn” và không “đụng hàng”, thường là tốn kém ít nhất cũng vài chục triệu đồng. Xương đèn được làm bằng sắt, căng vải màu, trang trí hoa văn sặc sỡ, gắn trên khung gầm xe ô tô tải, bên trong thắp bằng bóng điện. Vì chi phí khá lớn nên một hộ gia đình không đứng ra làm mà mỗi tổ dân phố cùng góp kinh phí theo hình thức “xã hội hóa”. Đã động đến chuyện đóng góp kinh phí ở khu dân cư thì dù muốn hay không, ủng hộ hay không cũng phải góp. Đèn làm xong thường sẽ phá bỏ để năm sau không đụng hàng gây quá lãng phí tiền bạc, của cải, thời gian trong nhân dân.

trung thu 5

Những con giáp được làm ra tiêu tốn, lãng phí tiền bạc của người dân

thiết nghĩ Tết trung thu Năm 2018 đã cận kề, các ban ngành đoàn thể có liên quan tại tỉnh Thanh Hóa cần có những biện pháp mạnh tay để đưa trung thu vốn là “Tết của trẻ em” về với giá trị truyền thống vốn có của nó.

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516