Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtTin tứcHuyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục vùng Biên

Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục vùng Biên

Thứ hai, 01 Tháng 11 2021 06:45
GD&XH:  Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng cao biên giới Mương Khương, đến nay có nhiều khởi sắc, để hiểu rõ hơn về công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện; Nhà báo Đình Thơm có cuộc phỏng vấn thầy giáo Nguyễn Văn Vinh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mương Khương, tỉnh Lào Cai. 

Lào Cai

Góc học tập Trường Mầm non số 1 thị trấn Mường Khương 

Nhà báo Đình Thơm: Thưa thầy, thầy có thể cho biết trong công tác đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực chỉ đạo, quản lý và Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của ngành GD&ĐT huyện Mường Khương trong thời gian qua để có được kết qua như hiện nay?

Thầy giáo Nguyễn Văn Vinh: Ngành GD&ĐT huyện Mường Khưỡng đã chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, sâu sát, cụ thể đối với các đơn vị trường với phương châm: Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, đổi mới sáng tạo; Tiếp tục tham mưu Huyện ủy, UBND huyện triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 127/2018/NĐCP về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Nâng cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, trong đó trọng tâm là yêu cầu đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học. Thực hiện nghiêm, hiệu quả Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Thông tư số 36/2017/TT-BGD ngày 28/12/2017 về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục. Thực hiện cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Hiệu trưởng; thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các hoạt động của ngành, của trường...

Về công tác Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giai đoạn 2020-2025. Tổ chức tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chức danh nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập. Tham mưu UBND huyện thực hiện tuyển dụng, sử dụng biên chế công chức, viên chức, số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm; đánh giá, phân loại đội ngũ theo hướng đảm bảo khách quan, công bằng và thực chất. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chăm lo đời sống, sinh hoạt và tạo động lực cho đội ngũ; đảm bảo thời gian phép nghỉ hè của giáo viên hàng năm (theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ).

Nhà báo Đình Thơm: Công tác nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục ở Mường Khương đã triển khai cụ thể như thế nào?

Thầy giáo Nguyễn Văn Vinh: Ngành Giáo dục huyện tăng cường chỉ đạo đổi mới áp dụng và thực hiện nhiều giải pháp cho các cấp học như:

Giáo dục Mầm non; Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, tuyên truyền, phối hợp với gia đình và cộng đồng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; phối hợp với ngành y tế địa phương thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp học, đồ dùng, đồ chơi và các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19.

Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ: Phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em trong các cơ sở GDMN; tiếp tục phối hợp cơ quan y tế triển khai hiệu quả Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025”.

Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non: Chỉ đạo phát triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ gắn với thực hiện chuyên đề  “Xây dựng  trường MN lấy trẻ em làm trung tâm”; Đẩy mạnh giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ; Đề án: “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2025”, “ Phát triển giáo dục MN giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Lào cai”; tiếp tục thực hiện hiệu quả phương pháp giáo dục STEAM đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

Giáo dục Tiểu học; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình T33 về Đổi mới các hoạt động trong nhà trường theo hướng tinh giản và tích hợp. Tăng cường phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học: Đối với vùng khó khăn, tiếp tục giao Hiệu trưởng quyết định lựa chọn các phương án, điều chỉnh thời lượng tăng cường tiếng Việt cho học sinh, không để tình trạng học sinh không đạt chuẩn tiếng Việt; đối với vùng thuận lợi, tăng cường dạy tiếng Anh theo quy định. Tăng cường kiểm soát chất lượng giờ dạy; thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018. Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh lớp 1,2 theo Thông tư 27/2020/TT-BGĐ&ĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các khối lớp 3,4,5 theo Thông tư 22/2014/ TT-BGĐ&ĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường tổ chức các hội thi, giao lưu để nâng cao chất lượng tiếng việt và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Giáo dục THCS; Công tác đảm bảo số lượng, Tăng cường huy động số lượng học sinh ra lớp, đảm bảo tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần. Tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: Đảm bảo chất lượng giáo dục thực chất; chú trọng giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng hoạt động xã hội, kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng mô hình trường học mới, trường học gắn với thực tiễn gắn với giáo dục hướng nghiệp; hoạt động trải nghiệm gắn với hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; tinh giản nội dung dạy học; đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM, nghiên cứu khoa học kỹ thuật; tiếp tục triển khai thực hiện việc dạy học qua internet. Tăng cường đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: Tổ chức các bài học bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, đổi mới trong kiểm tra, đánh giá trong quá trình học; đa dạng hóa các hình thức dạy học.

Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá: Các lớp 6 triển khai thực hiện kiểm tra đánh giá theo Thông tư số 22/2021/TT-BGD&ĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GD&ĐT; các lớp 7,8,9 học theo trường học mới thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh theo quy định; các lớp 7,8,9 trường học hiện hành thực hiện theo Thông tư 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/2011; Thông tư số số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT. Đối với các môn ngoại ngữ, lưu ý sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông (theo hướng dẫn văn bản số 3333/BGD&ĐT-GDTrH, ngày 07/7/2016 của Bộ GD&ĐT). Đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn: Tiếp tục đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường linh hoạt sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (Thực hiện theo văn bản số 1453/SGD&ĐT-GDTrH ngày 09/9/2020; số 1951/SGD&ĐT-GDTrH ngày 9/11/2020).

Đặc biệt Giáo dục dân tộc; Đảm bảo an ninh, an toàn trong các trường PTDTBT, trường có học sinh bán trú: Tập trung xây dựng trường PTDTBT, trường có học sinh bán trú tự quản trở thành trường nòng cốt của giáo dục vùng cao về chất lượng giáo dục, là cái nôi bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc. Duy trì học sinh ở bán trú tại trường trên 98%, tổ chức nuôi ăn cho học sinh đảm bảo chế độ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, an ninh, an toàn trong quản lý, giáo dục học sinh bán trú. Xây dựng mô hình tự quản; hướng nghiệp, dạy nghề trong các trường PTDTBT, trường có học sinh bán trú; xây dựng trường PTDTBT điển hình. Chỉ đạo 100% các trường PTDTBT, trường có học sinh bán trú đều xây dựng mô hình điểm về tự quản. Xây dựng các trường PTDTBT gắn với hướng nghiệp - dạy nghề phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương và điều kiện nhà trường.

Bên cạnh đó ngành tập trung vào công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; từng bước thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục; nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ và tin học. Triển khai thực hiện Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh giáo dục thông minh, giáo dục STEM, giai đoạn 2020-2025” tỉnh Lào Cai; thực hiện Kế hoạch số 115/KH-SGD&ĐT ngày 30/6/2021 về triển khai Chuyển đổi số ngành giáo dục giai đoạn 2021-2025; từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật ở các trường có điều kiện; tiếp tục đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Triển khai, chỉ đạo 100% các đơn vị trường từng bước thực hiện các nội dung chuyển đổi số trong giáo dục, trong đó tập trung vào: Triển khai, quán tiệt đội ngũ cán bộ quản lý các đơn vị trường thực hiện hiệu quả phần mềm Quản lý văn bản và điều hành ioffice, chữ ký số, hòm thư công vụ …@laocai.gov.vn và một số phần mềm ứng dụng khác trong lĩnh vực quản lý giáo dục. Tiếp tục triển khai sử dụng hồ sơ điện tử (sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc); nhân rộng việc triển khai giáo dục thông minh, mô hình học trải nghiệm sáng tạo STEM Vinaponics ở những nơi có điều kiện. Triển khai cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trong toàn ngành; chỉ đạo xây dựng phương án, bài giảng vận dụng các phần mềm dạy học online, trực tuyến… Chủ động các phương án tổ chức dạy học trực tuyến khi có dịch Covid-19 với phương châm ‘‘tạm dừng đến trường, không dừng học”.

Nhà Báo Đình Thơm: Đề nghị Thầy có thể cho biết thêm và rõ hơn về công tác nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ, tin học trên địa bàn hiện nay ?

Thầy giáo Nguyễn Văn Vinh; Qua rà soát, phân loại đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, tin học, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, thường xuyên tổ chức khảo sát, đánh giá giáo viên ngoại ngữ, tin học. Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ, tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, ứng dựng công nghệ thông tin, phát động phong trào giáo viên cùng học tiếng Anh với học sinh. Tăng cường các hình thức dạy và học ngoại ngữ, tin học trên các phương tiện truyền thông. Tiếp tục thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, GDTX tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”.

Nhà báo Đình Thơm: Chân thành cảm ơn Thầy giáo Trưởng phòng về cuộc phỏng vấn này; Chúc Ngành GD&ĐT huyện Mường Khương ngày càng nhiều khởi sắc hơn nữa để xứng đáng với sự tin yêu của cán bộ và nhân dân huyện vùng cao biên giới Mường Khương./.

Đình Thơm (thực hiện)

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516