Tại Hội thảo KH mô hình tư thục ở Việt Nam tháng 4 năm 2011 do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam (VIPUA) tổ chức, ngài Geoff Jones, Tổng Giám đốc Oxford English UK, đã giới thiệu về Hệ thống giáo dục và phát triển mô hình Đại học ở Anh quốc. Bài phát biểu súc tích ngắn gọn này là sự gợi ý quý báu và cung cấp một số bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn đối với Giáo dục Đại học Việt Nam hiện tại.
1. Tổng quan hệ thống giáo dục đại học ở Anh
30 năm trước, Anh quốc có khoảng 40 trường đại học (ĐH), chủ yếu tập trung tại Bắc Lonđon, do nhu cầu học tập tăng cao nên nước Anh phải tổ chức thêm nhiều cơ sở đào tạo tổng hợp gọi là Polytechnic, tương đương bậc ĐH.
Tính từ năm 1920 đến nay, nước Anh tổ chức ra 109 Polytechnic, đầu ra ồ ạt khiến nhiều người không có việc làm, cũng khó quản lý nên Chính phủ đổi lại thành ĐH. Có thể tóm tắt quá trình như sau:
- Năm 480: có 2 trường ĐH
- Tới năm 1970 có 44 trường ĐH
- Từ những năm 1920 bắt đầu tổ chức các Polytechnics.
- Tới năm 1997 có 109 Polytechnics và đổi lại toàn bộ thành ĐH để quản lý chung.
Vậy là trong khoảng 30 năm, giáo dục ĐH nước Anh từ Polytechnics đổi lại thành ĐH. Cơ bản chúng tôi có tháp dân số già, một nửa đất nước chúng tôi trong độ tuổi sắp hết tuổi lao động, cũng chính vì lẽ đó mà Chính phủ thành lập nhiều trường ĐH dành cho họ, thuộc sở hữu của họ.
Trong đó đặc biệt ĐH Cambridge thành lập năm 1209 và ĐH Oxford thành lập năm 1090, (điều thú vị là Việt Nam đã có ĐH Văn Miếu Quốc tử giám từ năm 1070, ra đời trước ĐH Oxford tới 20 năm!).
Rất nhiều người cho rằng một nền kinh tế mở như nước Anh có nhiều trường ĐH tư thục, nhưng thực tế chúng tôi chỉ có duy nhất 1 trường ĐH tư thục là ĐH Buckingham trong tổng số 325 trường ĐH, học viện. ĐH này có mô hình hoạt động đồng nhất như những ĐH công lập khác.
Tại Malaysia, một nước láng giềng của Việt Nam, ban đầu chỉ có 11 trường ĐH công lập, 4 trường ĐH tư thục và 14 trường CĐ và dạy nghề. Bây giờ Malaysia có gần 500 trường ĐH, chỉ có 2 trong số đó là trường công lập. Malaysia đã chọn hướng đẩy mạnh giáo dục bậc ĐH với chiến lược thay đổi công nghệ đất nước bằng đào tạo, họ thành lập ra nhiều trung tâm nghiên cứu. Hiện giờ Malaysia đã thu hút rất nhiều SV quốc tế, chủ yếu từ các nước trong Asian. Chính phủ đã chọn phương án để tư nhân đầu tư mạnh vào giáo dục bậc ĐH, hỗ trợ chính quyền những việc mà họ không thể làm được là phát triển mạnh các trường ĐH.
Các ngài có thể nhận thấy chiến lược phát triển giáo dục ĐH của Malaysia khác hẳn với nước Anh. Chúng ta có thể thấy Malaysia là nước thành công trong cải tiến hệ thống ĐH, từ một nước có ít ĐH và ít nghiên cứu nhưng giờ đây đã thu hút phần lớn SV từ các nước Asian. Các sản phẩm của họ có chất lượng cao, chủ yếu là ngành điện tử;
2. Vấn đề quản lý nhà nước đối với giáo dục
Tại Anh, Bộ Giáo dục chỉ quản lý cấp học từ mầm non tới khi công dân Anh 18 tuổi, riêng bậc ĐH có toàn quyền tự chủ trong quản lý.
Chính phủ giao cho mỗi ĐH một ngân sách, ngân sách này chủ yếu thu từ học phí của SV, ví dụ: Đại học A chỉ được nhận 10 SV x X học phí = ngân sách của ĐH đó.
Bộ máy quản lý ĐH được các giảng viên tự bầu, với các cấp bậc:
- Chủ tịch
- Phó Chủ tịch – Hiệu trưởng
- Trưởng ngành đào tạo
- Trưởng bộ môn
- Giảng viên
ĐH tại Anh chỉ bị kiểm tra 2 vấn đề:
Thứ nhất là, việc cấp bằng cho SV, do 1 tổ chức độc lập đánh giá để đảm bảo việc cấp bằng chính xác, thể hiện thực lực của SV đó;
Thứ hai là, hàng năm ĐH phải nộp báo cáo tài chính cho 1 tổ chức kiểm toán độc lập nhưng hầu hết chỉ nộp để đủ báo cáo, không ai hạch sách về các khoản chi của ĐH. Ban quản trị được toàn quyền lựa chọn chi sao cho đạt các tiêu chí đào tạo là sản xuất ra những nhân tài làm việc tốt.
Việc xếp hạng các ĐH được bình đẳng nhận xét tự do, chủ yếu từ 2 tổ chức:
Một là, tổ chức hướng dẫn đăng ký học, đó là “4 International Colleges & Universities”;
Hai là, Báo Guardian, tờ báo lớn nhất tại Anh.
Ví dụ khi một SV đăng ký học tại 3 trường ĐH, nộp đơn tại “4 International Colleges & Universities”, tổ chức này sẽ thay SV đó nộp đơn cho 3 trường ĐH trên, SV này chỉ điền vào duy nhất 1 phiếu và không phải đi lại tốn kém. Tôi cho rằng VIPUA có thể làm tương tự.
Chúng tôi có 20 trường ĐH lớn nhất, tập trung thành một nhóm lớn, có tên là “the Russell Group” đại diện cho nhóm các trường ĐH làm việc với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội như trao đổi nghiên cứu…
Các trường ĐH của The Russell Group. Công ty đã đăng ký tại Anh và xứ Wales công ty số 6086902:
-Registered office; Kett House; Station Road; Cambridge; CB1 2JY; University of Birmingham; University of Bristol; University of Cambridge; Cardiff University; University of Edinburgh; University of Glasgow; Imperial College London; King’s College London; University of Leeds; University of Liverpool; London School of Economics & Political Science; University of Manchester; Newcastle University; University of Nottingham; University of Oxford; Queen’ University Belfast; University of Sheffeld; University of Southampton; University College London; University of Warwick.
Tất cả 20 trường ĐH này chiếm khoảng 50% SV của toàn nước Anh, bao gồm cả SV quốc tế. Hiện tại Anh có khoảng 1,5 triệu SV/61,8 triệu dân.
Mỗi ĐH tại Anh đều đăng ký dưới hình thức 1 công ty thuộc Chính phủ Anh, với số hiệu… tương tự tập đoàn Russell nêu trên.
Chính phủ quản lý chặt các nghiên cứu, đặt hàng các công trình nghiên cứu từ các trường ĐH Anh, chủ yếu họ đánh giá mức độ xuất sắc của 1 trường ĐH từ các nghiên cứu của họ. Các công trình nghiên cứu của ĐH Anh hiện đứng số 1 thế giới với doanh thu hàng tỷ bảng Anh/năm. Nguồn thu lớn của 1 trường ĐH là thu từ nghiên cứu, học phí chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đó.
Chúng tôi có chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới chủ yếu tập trung ở yếu tố liên kết chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp. Khi bạn học một vấn đề gì đó, bạn phải được hướng dẫn cụ thể “làm thế nào” và trường ĐH gửi SV đến các công ty để làm việc trực tiếp tại công ty đó dưới dạng học việc, ngược lại trường ĐH cung cấp các công trình nghiên cứu cho doanh nghiệp, cung ứng nhân lực chính xác theo nhu cầu. Có thể nhận thấy SV Anh không phải thực tập mà ra trường có thể làm việc ngay do họ được làm việc thật sự trong quá trình theo học. Họ được hướng dẫn lý thuyết tại trường ĐH và thực hành lý thuyết tại doanh nghiệp, sau đó viết báo cáo.
Về phương diện quản lý trong trường, trước đây chúng tôi có công đoàn, hiệp hội đại diện cho giảng viên thương lượng với Ban Giám đốc, nhưng bây giờ chủ yếu là tự do thương lượng trực tiếp.
Vậy các ngài có thể thấy, cấp ĐH thực chất hoạt động tự do theo luật công ty Anh, tự chủ trong chi tiêu và quản lý ngân sách được cấp từ nghiên cứu và thu học phí, tự soạn và chuẩn bị sách, tài liệu, giáo trình, tự do cạnh tranh bình đẳng bằng các nghiên cứu của mình, trong một môi trường tự do nhất thuộc khuôn khổ; xã hội chấp nhận và công nhận các trường ĐH Anh phát triển rất tốt. Việc kết hợp chặt với doanh nghiệp sẽ thúc đẩy các trường ĐH phát triển một cách thực tế và ít lý thuyết hơn.
Tại Anh chỉ có 1,5 triệu SV, số còn lại học nghề và trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng giá nhân công ngày càng cao và dân số Anh già nhanh chóng dẫn tới việc sản xuất của các nước phát triển sẽ chuyển sang châu Á, trong đó có Việt Nam. Việc phát triển nhiều khu công nghiệp, công nghệ là mũi nhọn mà Chính phủ Việt Nam xác định ưu tiên nhưng Việt Nam lại thiếu công nhân lành nghề bậc cao.
Hệ thống đào tạo nghề tại Anh cũng quan trọng tương đương bậc ĐH vì có thầy mà không có thợ thì nền kinh tế sẽ phát triển không cân đối. Toàn bộ hệ thống ĐH Anh dạy theo tín chỉ, nếu ai có nhiều thời gian học nhanh thì ít tốn kém và ngược lại, cũng như điều đó phụ thuộc vào việc bạn thông minh tới cỡ nào để có thể hoàn thành bậc học ĐH.
Theo tôi, riêng việc ĐH kết hợp tốt với doanh nghiệp đã là một bước tiến quan trọng, tất cả chúng ta đều hiểu điều đó. Tôi hy vọng bậc đào tạo ĐH của Việt Nam đang hướng hành động của mình về vấn đề này.
Trên đây là vài hiểu biết của tôi về hệ thống ĐH tại Anh. Hy vọng các ngài hài lòng.
Tổng Giám đốc Oxford English UK