Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtXã hộiBất ngờ lời tâm sự của cô gái tự nhận là con rơi của “ông trùm” Khánh “trắng”

Bất ngờ lời tâm sự của cô gái tự nhận là con rơi của “ông trùm” Khánh “trắng”

Thứ bảy, 18 Tháng 4 2015 03:11
Nguyễn Văn Khánh hay còn gọi là Khánh “trắng”, “ông trùm” Hà thành những năm 90 của thế kỷ trước đã thi hành án tử hình.

Thời tung hoành của “ông trùm” này nhiều người biết khá rõ nhưng họ lại không thể biết, khi còn sống, Khánh yêu bao nhiêu người phụ nữ và có bao nhiêu đứa con? Vì trong hồ sơ nhân thân, Khánh chỉ khai tên tuổi của những đứa con với vợ chính thức. Còn thực tế việc Khánh có “con rơi, con vãi” như thế nào thì chỉ có “những người trong cuộc” mới biết. Và lời tâm sự của một cô gái tự nhận là con rơi của “ông trùm” Khánh “trắng” cho chúng tôi khá nhiều bất ngờ...

Da trắng và... lạnh lùng như bố
Đó là tâm sự của cô gái tên Y., người tự nhận mình là con ngoài giá thú của Khánh “trắng”. Theo nguồn tin PV tìm hiểu được, Y. chính là con gái một người vợ hờ của Khánh “trắng”. Người này được Khánh tổ chức tiệc rước nàng về dinh khá ấn tượng nhưng không đăng ký kết hôn.
Cô vợ hờ này rất đẹp, sinh ra trong một gia đình có cha bị nghiện, mẹ ham mê cờ bạc đến vào tù ra tội như cơm bữa. Cô ta được Khánh “để mắt” tới từ khi Khánh đang là “ông trùm” nổi danh cả trong thế giới ngầm lẫn trong những mối quan hệ trong công tác xã hội. Cô vợ hờ này đã theo tiếng gọi của tình yêu, của “ánh hào quang giang hồ” nên rất ngưỡng mộ “ông trùm” Khánh “trắng”. Cô ta bất chấp lời khuyên của mẹ, của người thân, bỏ người yêu để theo Khánh khi mới bước qua tuổi trăng tròn.
con roi

Y. (thứ 2 từ phải sang) trong  một lần đi chơi cùng đám bạn.

 
Thế nên, theo nhiều nguồn tin, khi cô ta sinh con gái đầu lòng tên Y. cho “ông trùm”, Y. được bố cưng chiều và yêu quý nhất trong số những đứa con. Cũng theo nguồn tin này, khi Khánh “trắng” xộ khám, Y.  mới gần 5 tuổi. Vì thế, những kỷ niệm về cha với Y. chỉ là những món quà đắt tiền và sự cưng chiều đến thái quá của “ông trùm” với cô con gái được Khánh cho là duy nhất của mình.
Nói về chuyện đó, Y. không nhớ nhiều lắm. Y. chỉ nhớ đơn giản rằng: “Bố chiều cháu lắm, thỉnh thoảng đưa cháu đi chơi, ăn kem, mua quần áo, mua búp bê. Bố cưng cháu đến mức các anh chị phát tức. Có lần, bố đánh anh vì dám trêu cháu. Bố rất hay mua búp bê cho cháu... Bố bảo, cháu giống mẹ, giống bố và xinh như búp bê”.
“Theo cháu, cháu giống bố ở điểm nào?” – tôi hỏi. Y. phản ứng tự nhiên: “Cháu giống bố ở cái da trắng và cũng rất lạnh lùng. Thế nhưng, bố rất yêu chiều cháu. Cháu ngủ riêng ở phòng nhỏ bên cạnh, cháu nhớ như in những tối không có việc gì, bố đều sang chơi và ru cháu ngủ. Bố bảo rằng, cháu rất giống búp bê Nga”.
“Bố yêu cháu thế, sao nói chuyện về bố, cháu cũng lạnh lùng vậy?”, tôi hỏi. Y. im lặng khá lâu, rồi nói: “Cháu không thích bày tỏ cảm xúc cho mọi người biết, cũng không than vãn cho số phận của mình. Đi học thời phổ thông, nhiều bạn quý cháu nhưng khi biết cháu là con bố Khánh, các bạn ấy bắt đầu dè chừng. Học hết phổ thông, cháu thi trượt đại học, ở nhà phụ giúp mẹ bán hàng. Rất nhiều người con trai theo đuổi cháu nhưng khi biết cháu là con tử tù, con “ông trùm”, họ lặng lẽ bỏ rơi cháu. Cháu thấy tủi thân. Có thời điểm, cháu trách bố, mẹ nhiều lắm nhưng giờ thì quen rồi...”.
Chuyện về con búp bê của Khánh “trắng”
Tôi cảm thấy có gì đó hơi cay ở mắt, gai ở sống lưng bởi tâm sự quá thật của Y.. Thế nhưng, xâu chuỗi lại rất nhiều sự kiện, tôi cho rằng, Y. không oán trách bố vì những lý do rất riêng. Bằng chứng là  Khánh rất yêu con gái, ví con như búp bê Nga xinh đẹp và rất thích mua búp bê cho con gái chơi. Thấy bảo, khi đi trả án, Khánh cũng có nguyện vọng, để búp bê ở trong quan tài với mục đích luôn nhớ và yêu thương cô con gái bé bỏng của mình(?).
Khanh trang

Ông trùm” Khánh “trắng”.

 
Quản giáo tên P., người trực tiếp trực buồng giam tử tù Khánh, đã về hưu cho biết, trước khi thi hành án, ông rất lấy làm lạ, bởi Khánh cứ ôm khư khư con búp bê. Có người còn nghĩ đến “kịch bản”, hay Khánh có vấn đề về giới tính, có người lại nghĩ đến chuyện bùa ngải nhưng không ai nói ra. “Tìm hiểu, tôi mới biết không phải vậy. Khánh là tử tù kín tiếng, không chửi bới, la khóc hay than trách số phận như một số tử tù khác. Khánh khá bản lĩnh trong chuyện này...
Những ngày cuối cùng trong phòng biệt giam, da Khánh trắng bệch, nhiều đêm mất ngủ nên mắt thâm quầng nhưng vẫn sắc lạnh. Ngày cũng như đêm, thức hay ngủ, ăn và vệ sinh, trừ tắm là Khánh không ôm búp bê. Khánh tâm sự rằng, con búp bê ấy như định mệnh của đời hắn vậy. Trước khi đi mua nó, có rất nhiều chuyện xảy ra. Mua rồi, chưa kịp đưa cho con gái thì bị bắt. Khánh kể với tôi rằng, con búp bê ấy mua ngày 13 âm lịch và giá là 13.000 đồng. Khánh bảo, khi ôm con búp bê là Khánh cảm giác như có con gái bên cạnh”, ông P. cho biết.
Lục lại trí nhớ, ông P. bảo: “Có một hay hai lần gì đó, trong số người thăm nuôi tử tù Khánh, có một phụ nữ trẻ và một đứa bé chưa đến 10 tuổi. Người mẹ trông thanh thoát, đứa trẻ xinh xắn. Cô bé có hỏi bố, thì người mẹ trả lời, bố đang bị bệnh, phải đi chữa bệnh. Đứa trẻ còn hỏi, ở đây là bệnh viện thật hả mẹ? Sao mọi người lại mặc quần áo kẻ sọc mà không phải quần áo trắng? Bệnh viện chữa bệnh cho người lớn à? Phòng bố nằm chữa bệnh ở đâu? Bố mua búp bê cho con chưa?... Khánh im lặng, ôm con. Hết giờ thăm nuôi, cô bé đi về với lời hứa của Khánh “khỏi bệnh, bố về, mua nhiều búp bê cho con”. Người phụ nữ vừa đi, vừa gạt nước mắt thật nhanh như thể không muốn để con gái biết mình khóc”.
Y. không nhớ nhiều lắm nhưng trả lời rất thật rằng: “Cháu nhớ bố vì từ ngày bố bị như thế, chẳng ai mua búp bê cho cháu. Lớn lên, nỗi nhớ về bố bị phai mờ dần nhưng mỗi lần có chuyện gì liên quan đến bố hoặc ai nhắc đến bố, mẹ lại khóc và trút lên đầu cháu rất nhiều thứ. Lúc thì mẹ khóc, lúc mẹ im lặng, lúc thì mẹ nói bố thế này, thế kia. Rất nhiều chuyện mẹ nói, cháu chẳng hiểu gì hết. Với mọi người, mẹ rất lạnh lùng. Có nhiều người đàn ông đến chơi, kiểu như tìm hiểu nhưng khi biết mẹ có con với tử tù, họ cũng lặng lẽ bỏ đi như những người con trai đến tìm hiểu cháu vậy...”.
Có rất nhiều lý do để những đứa con ngoài giá thú, con rơi của “ông trùm” hành xử khác nhau với quá khứ của cha mình. Với đứa con rơi không công nhận quá khứ của cha, không nhận cha, dù biết đó chính là cha của mình, chúng có thể đi những con đường riêng, lặng lẽ, muốn tìm một cuộc sống do mình tạo dựng. Thế nhưng, có những đứa biết cha là “ông trùm” thì rất hận bởi trong cuộc sống chúng gặp những thất bại vì tai tiếng của cha. Có đứa thì rất thích, bởi nó muốn dùng cái “thương hiệu” trong quá khứ để xây dựng lại “đế chế” của cha theo đúng nghĩa đen của “con hơn cha” nhưng như thế có nghĩa là nó muốn chất chồng thêm tội lỗi...
Theo ĐSPL
 

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516