Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtXã hộiBắc Kạn: Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đang bị tàn phá

Bắc Kạn: Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đang bị tàn phá

Thứ tư, 15 Tháng 1 2014 02:43
(GD&XH)– Theo phản ánh của một số hộ dân tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kim Hỷ thuộc huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn,  những cây gỗ nghiến hàng trăm năm tuổi đang bị quật đổ dưới lưỡi cưa đọc ác của bọn lâm tặc nhưng không hiểu tại sao lực lượng Kiểm lâm KBTTN Kim Hỷ có biết hay cố tình làm ngơ ?

go1 - Copy

go2 - Copy

Cây gỗ Nghiến hàng ngàn năm tuổi mói bị quật ngã ngày 28/12/2013 

Nhận được tin báo,nhóm phóng viên đã tức tốc lên đường đến với KBTTN Kim Hỷ  huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn để xác minh cụ thể sự việc phá rừng ở đây. Theo chân những người dân dẫn đường và lực lượng kiểm lâm thuộc khu bảo tồn, chúng tôi đi mất hơn một giờ đồng hồ con đường treo leo theo vách núi đá sắc nhọn, rất khó đi. Tính theo chu vi bán kính, từ trạm kiểm lâm số 4 thuộc KBTTN lên đến khu vực bị tàn phá khoảng 2km đường, vị trí bị tàn phá thuộc khu vực Lũng Khuổi Tả, Keo Đẩy Cà, Khoảnh 2, tiểu khu 180 trên địa bàn xã Lương Thượng, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

go3 - Copy

go4

Cây gỗ Nghiên hàng ngàn năm tuổi mói bị quật ngã ngày 28/12/2013

KBTTN Kim Hỷ có tổng số có 14.772ha trong đó có 11.505ha bảo vệ nghiêm ngặt.  Để được “mục sở thị” những cây gỗ quý đang dần bị lâm tặc triệt hạ, chúng tôi đã đi qua những khe núi rất nguy hiểm, những cành cây khô được bắc qua vách đá làm cầu nếu không cẩn thận và khéo léo có thể trượt ngã xuống vực sâu. Những cây gỗ nghiến, du Sam… to ba đến bốn người ôm không suể, nay chỉ còn trơ gốc màu đỏ tươi như máu người, nhức nhối. Tại hiện trường, chúng tôi hình dung, không chỉ có những cây gỗ nghiến mà cả cánh rừng đang chảy máu, đang lên tiếng kêu cứu... Cách đó chưa đầy chục mét là cả bãi gỗ đã được cắt ra từng khúc tròn trịa để  tiện cho việc khuân vác. 

go5

Khi được tận mắt chứng kiến những cây còn lại đang bị đe dọa từng ngày, chúng tôi không khỏi xót xa và tự đặt ra câu hỏi, phải làm gì để bảo vệ những “linh hồn” của rừng già trăm tuổi? Điều cần làm sáng tỏ ở đây là, tại vì sao từ vị trí những cây gỗ nghiến cổ thụ kia bị quật ngã lại chỉ cách Trạm Kiểm lâm số 4 chưa đầy 2 km ?  Ở khu vực gần đó là nơi được coi là “nhạy cảm” vì rất nhiều cây gỗ nghiến cổ thụ đang tỏa bóng nhưng không hiểu tại sao lại không được các cán bộ Kiểm lâm KBTTN thường xuyên quan tâm, bảo vệ ? Nhiều người dân ở đây đang bức xúc đặt câu hỏi, có hay không những người đang giữ trọng trách bảo vệ rừng đã làm ngơ hay tiếp tay cho những kẻ phá rừng? Thường thì, chỉ khi cây bị chặt hạ, quật đổ, sau đó mới thấy xuất hiện cán bộ đến kiểm tra? Vậy trách nhiệm thuộc về ai ?

 

Để làm sáng tỏ điều này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc KBTTN, kiêm Hạt trưởng Hạt kiểm Lâm số 4. Ông Dũng nói: “Để xảy sự việc lâm tặc chặt phá rừng thì trách nhiệm đầu tiên là thuộc về KBTTN” . Ông Dũng còn giải thích thêm: “ Vì lực lượng Kiểm lâm của khu bảo tồn còn quá mỏng…” . Với cách trả lời của ông Dũng như trên thì lực lượng Kiểm lâm bảo vệ rừng chỉ còn là hình thức? hay đó là sự biện minh, đùn đẩy trách nhiệm?

 

Những câu hỏi này chúng tôi xin được gửi đến lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm  tỉnh Bắc Kạn và Lãnh đạo bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

                                                                                                             Tuấn Đình

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516