Thứ nhất: Cần phải đổi mới sâu sắc, toàn diện, đồng bộ và quyết liệt hơn nữa về Nhân sự, Tổ chức hành nghề và về Tổ chức tự quản Xã hội – nghề nghiệp công chứng
1. Công chứng viên và thư ký công chứng
a. Về công chứng viên: Thực tế đã khẳng định, xã hội hóa nghề nghiệp công chứng (XHHNNCC) thành công đến mức nào thì công chứng viên hành nghề (CCVHN) có ý nghĩa & vai trò quyết định, họ như là thẩm phán phòng ngừa (TPPN) của xã hội giao dịch dân sự về tài sản hoặc có liên quan đến tài sản. Nên việc sửa đổi LCC hiện hành không thể vẫn mãi chỉ dựa vào người lao động cao tuổi như hiện nay (quá độ nhiều nhất cũng chỉ nên một thập niên). Mà phải từ lao động trẻ và đào tạo ngay khi bước vào nghề; CCV phải được độc lập khi hành nghề và chỉ phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, đúng luật, không trái đạo đức xã hội và có trình tự thủ tục hành nghề công chứng (TTTTHNCC) hiệu lực pháp lý cao; Văn bản giao dịch dân sự được CCVHN chứng nhận (VBCC) không bị tuyên bố vô hiệu phải có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tham gia giao dịch; và với cá nhân, tổ chức, cơ quan liên quan (như là VBQPADPL); khi cần thiết thì VBCC được thi hành bằng thủ tục THADS. Chỉ vậy, mới giúp cho người dân được hưởng lợi nhiều nhất, tốt nhất. Khi đó, XHHNNCC mới thực sự đi vào cuộc sống các cộng đồng dân cư trong nước và với người nước ngoài. Đó chính là sự khác biệt của XHHNNCC.
b. Về thư ký công chứng: Thực tế, ở các VPCC thì Thư ký công chứng (TKCC) là không thể thiếu và chiếm phần đông (khả năng phát triển nghiệp nhanh về nhiều mặt), họ chính là lực lượng lao động chủ yếu của XHHNNCC; Khối lượng công việc do TKCC làm là không nhỏ (ý nghĩa không kém mấy CCVHN). Nên LCC cần phải ghi nhận địa vị pháp lý, lợi ích và trách nhiệm của TKCC. Sinh viên Luật đã tốt nghiệp, vào làm TKCC tại các VPCC sau thời gian nhất định (2-3 năm) có chứng nhận đào tạo nghề công chứng được xét bổ nhiệm CCVHN. Được vậy, sẽ bảo đảm XHHNNCC nhanh chóng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.
2. Về tổ chức hành nghề công chứng: Tổ chức hành nghề công chứng (VPCC) không bao gồm Phòng công chứng (PCC). Bởi, PCC là cơ quan công chứng của Nhà nước (gồm UBND xã, phường và thị trấn có thẩm quyền chứng nhận văn bản giao dịch dân sự), người chứng nhận VBCC là Công chức nhà nước thực hiện. Còn đối với VPCC là do một hoặc nhiều cá nhân được Nhà nước cho phép thành lập hành nghề độc lập và chỉ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và với người yêu cầu công chứng. Ở nước ta, hoạt động công chứng nhà nước đã xuất hiện ngay từ khi có Chính phủ lâm thời (1945), đã đồng hành với thời kinh tế tự cung tự cấp (KTTCTC) và kinh tế thị trường chưa phát triển (KTTTCPT); Còn VPCC mới xuất hiện khi có Luật công chứng năm 2006 (LCC 2006) ở thời kinh tế thị trường phát triển và hội nhập. Thực tế, thì dịch vụ công chứng do tổ chức hành nghề công chứng (công chứng tư) cung ứng thuận tiện, chất lượng và hiệu quả hơn hẳn so với công chứng nhà nước. Vì vậy, sự thay thế của VPCC đối với PCC cũng là tất yếu.
3. Về tổ chức tự quản xã hội – nghề nghiệp công chứng: Rất mừng là Dự thảo sửa đổi LCC đã luật hóa tổ chức tự quản xã hội – nghề nghiệp công chứng. Bởi, sự ra đời Tổ chức này không chỉ là để bảo vệ quyền lợi của CCVHN. Nhưng quan trọng hơn, đó là đầu mối tập hợp và tự quản thống nhất nghề, bảo đảm cho hoạt động nghề nghiệp công chứng chuyên nghiệp và hiện đại hóa phát triển ngày càng cao; Sớm chấm dứt cảnh đèn ai nấy rạng hoặc gần như là mang con bỏ chợ; Có tổ chức tự quản sẽ giúp người dân không còn phải chịu muôn vàn nhiêu khê, phiền hà và những tốn kém thiệt hại là không ít sẽ có người phải bồi thường; Và, ngăn chặn chấm dứt được những “Nhà đầu tư” hiện đang lợi dụng làm xấu đi hình ảnh XHHNNCC … Thế nhưng, theo DTLCCSĐ4 thì đối với Tổ chức này vẫn như thể không có cũng chưa sao. Cần phải hoàn thiện và nâng cấp Điều 11a; 11b của Dự thảo lần 3 thành Chương quy định về Tổ chức tự quản xã hội-nghề nghiệp công chứng thay Chương IV. Vì, Chương IV DTLCCSĐ4 là không hợp lý thiếu khoa học. Ví dụ như: quy định tại khoản 1 Điều 34, vừa trái luật chuyên ngành (BLLĐ …) về người lao động cao tuổi; trái với thông lệ tập quán trong nước, ở khu vực, thế giới; và có sự vi Hiến; các Điều còn lại của Chương này nên đưa vào Chương khác … và Điều lệ mẫu hành nghề công chứng sẽ hợp lý hơn.
Thứ hai: Đổi mới sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động hành nghề công chứng cần phải quyết liệt hơn
Thực tế thì, nếu vẫn tiếp tục áp dụng phương thức quản lý nhà nước thời Cơ quan công chứng nhà nước lên Tổ chức hành nghề công chứng như DTLCCSĐ4. Chẳng khác nào, lại duy trì sự quản lý quá sâu của nhà nước và vừa đá bóng vừa thổi còi nhưng trong thực tế thì vẫn là thả nổi và buông lỏng, rất không nên. Đặc biệt, đối với CCVHN lại như là TPPN, nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân khác hẳn với CCVCC khi thi hành công vụ gây thiệt hại có Nhà nước bồi thường trước và không phải mua bảo hiểm nghề nghiệp …; VBCC có giá trị pháp lý bắt buộc, hiệu lực và phạm vi áp dụng là không khác mấy với Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành của Tòa án về các vụ việc dân sự. Vì vậy, khi đã XHHNNCC thì phương thức tự quản xã hội- nghề nghiệp là hợp lý và đúng đắn nhất. Và, chắc chắn sẽ góp phần tích cực chống được sự can thiệp quá sâu, lạm quyền vô độ và loại trừ đi mặt tiêu cực xấu của những viên chức, công chức khi thi hành công vụ, đó mới chính là điều đáng lo ngại hiện nay của quá trình thực hiên XHHNNCC theo nghị quyết của Đảng.
Thứ ba: Cần ban hành Pháp luật về trình tự thủ tục hành nghề công chứng
Nghề nghiệp công chứng được XHH có đặc trưng hiếm có ở các hoạt động nghề nghiệp XHH khác. Nên, trình tự thủ tục hành nghề công chứng (TTTTHNCC) phải được luật hóa một cách đầy đủ và chặt chẽ, bảo đảm cho hoạt động hành nghề công chứng có hiệu quả tích cực. Có thể là Pháp lệnh TTTTHNCC (nếu chưa ban hành Luật) và có hiệu lực cùng với thời điểm có hiệu lực của Luật sửa đổi bổ sung LCC (Luật hành nghề công chứng) thay thế Luật Công chứng hiện hành. Sự ra đời Pháp lệnh TTTTHNCC cùng với sự đổi mới và hoàn thiện Luật hành nghề công chứng (LHNCC) sẽ là hành lang pháp lý tạo cơ sở cho hoạt động hành nghề công chứng có hiệu quả tích cực nhất, sự bình đẳng về lợi ích của người dân trong các giao dịch dân sự cũng sẽ được bảo đảm tốt nhất.
Theo: phaply.net.vn