Không quan tâm, TS sẽ rơi vào bế tắc
Theo lời kể của một chuyên gia tâm lý, câu chuyện của Phương - nguyên là học sinh khá của một trường chuyên của TPHCM. Anh trai, chị gái Phương đều đậu vào những trường ĐH danh tiếng hoặc học bổng du học, áp lực đối với Phương lúc đó cũng phải thi đậu vào ĐH y. Nhưng kết quả thi làm cả gia đình và cả thầy cô thất vọng. Nhốt mình trong nhà cả ngày, mấy ngày không thấy Phương, gia đình mới tá hỏa đi tìm nhưng chỉ thấy được mảnh giấy: “Con không muốn làm gia đình mất mặt, hãy để con đi một thời gian”.
Nhiều trường hợp rơi vào bế tắc như Phương nhưng không phải ai cũng đủ tỉnh táo. Câu chuyện thương tâm của một học sinh trường chuyên ở Quảng Ngãi tự tử khi chỉ mới nghĩ mình làm bài không tốt mà chưa biết kết quả thi là một câu chuyện đau lòng và còn rất nhiều trường hợp TS có suy nghĩ bồng bột khác nữa, mà nếu không có sự can thiệp kịp thời của gia đình, thầy cô thì rất dễ xảy ra chuyện đau lòng.
Theo chuyên gia tâm lý Tuyết Ánh, những TS rơi vào trầm cảm hoặc tìm đến cái chết vì các em còn quá nhỏ để đối mặt với quá nhiều áp lực được xem là mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Các em chưa biết giải quyết vấn đề dẫn đến bế tắc nhất thời trong khi không nhận được sự động viên từ người thân, cá biệt có nhiều trường hợp TS lại bị gia đình “ngoảnh mặt”.
Thua keo này bày keo khác!
Trong một buổi nói chuyện tại ĐHQG TPHCM, TS Lê Văn Cường - Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học Pháp - cho rằng: “Chính người lớn đã tạo ra một áp lực thi cử nặng nề như chiến tranh cho sĩ tử. Nhiều TS đương đầu với tỉ lệ “chọi” cao chóng mặt, điều đó cũng tạo nên áp lực quá lớn cho TS trong khi đó người lớn lại gieo vào đầu các em là rớt ĐH là một sự thất bại của cả cuộc đời. Thực sự, đâu nhất thiết cứ phải là đậu ĐH mới được, ngoài ĐH còn có rất nhiều cơ hội khác”.
Chị Nguyễn Thị Vân - thủ khoa ĐH KHXH&NV TPHCM năm 2007 - cho biết: “Thực sự khi mới thi xong, tôi cứ nghĩ là mình làm bài không tốt. Tôi nằm li bì trong phòng và khóc suốt ngày. Thật may là lúc đó ba má, bà nội đã động viên tôi. Ba tôi bảo đậu ĐH thì vui, rớt thì lấy điểm đó mà xét tuyển nguyện vọng, không được thì năm sau thi lại. Thi ĐH năm nào cũng tổ chức, có đến mấy chục cơ hội cho mình thì tại sao lại lo lắng”.
T