Được Phó Chủ tịch nước khen ngợi và khích lệ
Nhân dịp về thăm và làm việc tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan nhận xét: Đại học Nguyễn Tất Thành (100%) vốn tư nhân tiền thân ban đầu chỉ là Trường trung cấp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đào tạo phục vụ cho Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Trong quá trình đào tạo và phát triển rất có hiệu quả, Trường nâng cấp dần lên Trường CĐ Nguyễn Tất Thành và mới đây được nâng cấp thành Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Phó chủ tịch nước biểu dương những ưu điểm nỗi bật của trường là do doanh nghiệp lập nên rất có kinh nghiệm trong việc điều hành nghiên cứu và nắm bắt yêu cầu lao động. Trường lại được tự chủ 100% vốn lên Ban Giám hiệu rất năng động, chủ động quyết định xử lý các mối quan hệ hết sức mềm dẻo.
Hiện Trường đã có thương hiệu và chất lượng đào tạo rất tốt. Trường nhận thức rõ chất lượng đào tạo, uy tín nhà trường là quyết định nên đã đầu tư chiều sâu. Trường đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, liên kết 4 nhà trong đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trường có hệ thống kiểm định chất lượng tốt và đã chủ động công bố chuẩn đầu ra để xã hội kiểm định.
Đa số giáo viên có mặt tại cuộc làm việc đều là giáo viên về hưu tại các trường công lập. Ý kiến các thầy đều cho rằng cơ chế quản lý hiện nay tại các trường công lập (nơi các thầy đã làm việc) sơ cứng. Nhà trường thiếu tính chủ động trong mọi công việc và thiếu yếu tố kích thích nhà giáo làm việc.
Tuy nhiên, thách thức của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là do yêu cầu phát triển, học sinh đông nhưng cơ sở nhà trường quá châët hẹp, khó khăn trong việc mở rộng quy mô vì không còn quỹ đất; không được Nhà nước quan tâm đầu tư như các trường công; mối quan hệ một bên là Nhà trường – Ban giám hiệu trong quản lý đào tạo, bảo đảm chất lượng giáo dục với một bên là Hội đồng Quản trị hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp dễ dẫn đến thị trường hóa giáo dục; những học sinh giỏi ít vào học vì tâm lý muốn vào học ở trường công,…
Kiến nghị với Phó chủ nước và Chính phủ: Cần nhanh chóng phân cấp, giao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho các trường Đại học nhằm hạn chế những bất cập nêu trên. Cần nghiên cứu quy định rõ vị trí pháp lý của ĐH Quốc gia, thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng ĐH Quốc gia trong Luật Giáo dục (đang dự kiến sửa đổi). Trong đó quy định Thủ tướng chính phủ trực tiếp bổ nhiệm Giám đốc ĐH Quốc gia, ĐH Quốc gia được coi là một kênh độc lập trình các danh hiệu và hình thức khen thưởng…
Mặt khác, cần đầu tư kinh phí cho việc giải phóng mặt bằng, giao đất cho việc mở rộng quy mô trường, tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất….Cần quan tâm đến chính sách đối với sinh viên và giáo viên ở các ngành khoa học cơ bản. Định hướng, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên; nhanh chóng công bố quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực để tránh lãng phí trong đầu tư giáo dục hiện nay. Đặc biệt khắc phục tình trạng mất cân đối trong đào tạo khoa học cơ bản và các ngành kinh tế tài chính.
Được Giáo sư Efim Zelmanov (giải thưởng Fields 1994) truyền đạt kinh nghiệm
Ngày 21-12-2011, Giáo sư Efim Zelmanov (giải thưởng Fields 1994) đã có dịp đến thăm và giao lưu với giảng viên và sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Đây là lần viếng thăm đầu tiên cũng như lần đầu tiên ông đến đất nước Việt Nam, đó là Vinh dự cho trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Ông Douglass Capogicssi-Hiệu trưởng Trường ĐH Akamai, Tiến sĩ BenLee-Trưởng khoa Kinh tế Trường EDS Business;
Giáo sư Nguyễn Văn Sanh-giảng viên môn toán trường Đại học Nguyễn Tất Thành và trường Đại học Mahidol Thái Lan; Giáo sư Karping Shum Chủ tịch hội đồng Toán học Đông Nam Á cùng tham dự. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng-Hiệu trưởng; Ông Paul Alan Perfol-Giám đốc Viện đào tạo quốc tế ĐH Nguyễn Tất Thành (NIIE) cùng các trưởng khoa, giảng viên, sinh viên nồng nhiệt tiếp các vị khách quý.
Buổi giao lưu diễn ra trong không khí vui tươi, sôi nổi. Đoàn khách được giới thiệu về nền giáo dục Việt Nam, con người Việt Nam nói chung và chất lượng giáo dục của Trường Nguyễn Tất Thành nói riêng. Giáo sư ZeLmanov đến giao lưu chia sẻ niềm say mê toán học, và truyền đạt cho sinh viên những kinh nghiệm về toán học.