Tổ chức Doctors Without Borders (MSF) cho biết một nữa bác sĩ đã bị nhiễm virut Ebola khi đang làm tình nguyện viên ở Liberia. Bộ y tế Pháp cho biết cô sẽ trở về lại Pháp trong điều kiện an toàn tối đa trên một máy bay cứu thương chuyên dụng”.
Các ổ dịch Ebola ở Tây Phi đang diễn ra tồi tệ nhất trong lịch sử, cướp đi mạng sống của 2.400 người và đe dọa cuộc sống của hàng triệu người khác.
Tỷ lệ lây nhiễm này đang tăng lên nhanh chóng. Ngân hàng thế giới đã cảnh báo virut chết người Ebola có thể làm “chết” hoạt động kinh tế ở một số quốc gia ảnh hưởng nặng, và “thảm họa là điều khó tránh khỏi.
MSF là tổ chức đóng vai rất quan trọng trong việc chống lại các ổ dịch với hơn 2.000 nhân viên tình nguyện trong đó có khoảng 200 nhân viên quốc tế. Tuy nhiên, các cơ quan y tế đã cảnh báo rằng cơ sở vật chất đang quá tải vì số lượng tăng nhanh của các ca nhiễm khiến nhiều người phải bỏ mặc người nhiễm bệnh ra ngoài đường.
Các nhân viên y tế đang khử trùng các vật dụng nơi có dịch Ebola.
Hội đồng bảo an liên hiệp quốc đã tổ chức một phiên họp khẩn cấp vào hôm nay (18-9) để bàn luận về việc đẩy nhanh các khoản viện trợ toàn cầu cho các nước đang hứng chịu thảm họa này.
Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã gửi 3.000 binh lính sang Tây Phi để chống lại đại dịch Ebola. Ông phát biểu: “ Đại dịch đã vượt qua khỏi tầm kiểm soát và ngày càng trở nên tồi tệ. Nó đang lây lan nhah chóng theo cấp số nhân”.
Tổng thống Liberria, ông Ellen Johnson Sirleaf cho biết bài phát biểu của ông Obama là một hành động cần thiết để chống lại đại dịch này. “Những người bạn đối tác Mỹ đã nhận ra Liberria không thể đánh bại đại dịch này một mình. Hiện tại đã có hơn một nữa số ca nhiễm bệnh đã tử vong. Chính vì thế, chúng tôi hi vọng quyết định này của Hoa Kỳ sẽ phúc đẩy toàn thế giới hành động để chống lại đại dịch thế giới này”.
Theo PLO