Luigi Maraldi, người Italia, chủ nhân của 1 trong 2 hộ chiếu bị đánh cắp và sử dụng trên chuyến bay Malaysia Airlines mất tích.
New York Post ngày 9/3 đưa tin, trong khi còn quá sớm để đưa ra suy đoán về bất kỳ liên hệ nào giữa các hộ chiếu bị đánh cắp và máy bay mất tích, rõ ràng có mối quan tâm lớn với bất kỳ hành khách nào lên một chuyến bay quốc tế sử dụng hộ chiếu đánh cắp được liệt kê trong dữ liệu của Interpol, Giám đốc Interpol Ronald K. Noble cho biết trong tuyên bố bằng văn bản.
Điều quan trọng vào lúc này là tìm ra nguyên nhân mất tích của chiếc máy bay Malaysia Airlines. Interpol sẽ tập trung tất cả nguồn lực cần thiết có sẵn để giúp các cơ quan chức năng Malaysia và các nước khác tìm hiểu xem những gì đã xảy ra, Noble nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur đang điều tra xem 2 người đàn ông mang hộ chiếu giả đã có giấy tờ thích hợp để đi đến Bắc Kinh hay chưa.
Hugh Dunleavy, một quan chức hãng Malaysia Airlines cho biết tại Bắc Kinh, mỗi hành khách trên chuyến bay đều đã có thị thực đến Trung Quốc. Điều này có nghĩa những hộ chiếu này đã được gửi đến đại sứ quán Trung Quốc trước khi thị thực được cấp.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lại có một chính sách cho phép các hành khách quá cảnh sang nước thứ 3 có thể ở lại thủ đô nước này trong 72 tiếng mà không cần thị thực. Vì vậy, 2 người đàn ông mang hộ chiếu giả có thể không cần xin thị thực Trung Quốc nếu họ có mục đích khác.
Giám đốc Interpol Nobel than thở, có một thực tế là rất ít quốc gia nào kiểm tra cơ sở dữ liệu về hộ chiếu của mình và đối chiếu với dữ liệu của Interpol. Ông nói rằng năm ngoái, hơn 1 tỉ lần hành khách được lên máy bay mà không có sự đối chiếu hộ chiếu với cơ sở dữ liệu từ cơ quan này.
Mỹ, Anh và các tiểu vương quốc Ả Rập là những nước thường xuyên sử dụng cơ sở dữ liệu, Nobel cho biết. Các quan chức Mỹ tìm kiếm nó 250 triệu lần 1 năm, Anh sử dụng 120 triệu lần còn các tiểu vương quốc Ả Rập là hơn 50 triệu lần đối chiếu 1 năm.
Theo: Báo GDVN