Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtPháp luật“Rào cản” của quyền im lặng

“Rào cản” của quyền im lặng

Thứ tư, 16 Tháng 9 2015 01:21
Theo Trung tướng Trần Văn Độ, quan điểm không nhận tội là ngoan cố được áp dụng trong hoạt động tố tụng hình sự trước nay của Việt Nam trở thành “rào cản” của quyền im lặng

Ngày 15-9, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Công nhận quyền im lặng và việc ghi âm, ghi hình trong hỏi cung - Tác động đa chiều”.

Khi lấy cung, luật sư không cần có mặt

Theo Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Bộ Luật Tố tụng hình sự  hiện ghi nhận một phần quyền im lặng. Đó là bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình không phạm tội; tại phiên tòa, bị cáo có quyền không khai báo. Trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, Bộ Luật Tố tụng hình sự cũng quy định điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải giải thích cho bị can, bị cáo về quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa.

rao-can-cua-quyen-im-lang

Trung tướng Trần Văn Độ cho rằng quy định khi lấy cung, luật sư phải có mặt sẽ không khả thi

Tuy nhiên, một nội dung đang tranh luận trong bảo đảm quyền im lặng là khi bị can, bị cáo có người bào chữa thì việc lấy cung của cơ quan điều tra có bắt buộc có mặt luật sư hay không? Theo ông Độ, việc này không khả thi vì hiện Việt Nam chỉ có 10.000 luật sư và khoảng 20% vụ án bị can, bị cáo có luật sư bào chữa. “Có những vụ án người ta hỏi cung hàng trăm lần thì liệu các luật sư có đủ điều kiện và thời gian để có mặt hay không? Nếu không có mặt thì lời khai đó không trở thành chứng cứ điều tra?” - ông Độ phân tích.

Mặt khác, vấn đề “đường lối xử lý” được ông Độ nêu ra như một rào cản để thực thi quyền im lặng. “Xưa nay, chúng ta cho quyền không khai báo, không nhận tội. Nhưng qua 30 năm làm trong tòa án, tôi biết người nào không nhận tội thì dứt khoát bị cho là ngoan cố, không khai báo và chắc chắn bị xử nặng. Không nhận tội thì dứt khoát không được hưởng án treo vì cho rằng không ăn năn hối cải” - ông Độ nêu thực trạng.

Thách thức cho hoạt động tố tụng

Luật sư Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Hà Nội - nhận định việc đưa quyền im lặng vào dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) là một đòi hỏi của thực tiễn khách quan và giúp nâng cao năng lực nghiệp vụ của điều tra viên. Theo luật sư Chiến, hiện cả cơ quan điều tra và luật sư đang bị “tiếng oan”. “Cứ chứng cứ chưa rõ thì ra tòa lại nói là do cơ quan điều tra đánh đập, ép cung rồi có khi lại bảo luật sư tư vấn phản cung. Vì thế, giải pháp là phải đưa quyền im lặng vào luật để “giải oan” cho cơ quan điều tra tố tụng và đội ngũ luật sư” - ông Chiến đề nghị.

Ở góc độ khác, TS Nguyễn Văn Hương, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hình sự Trường ĐH Luật Hà Nội, cho biết theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm chứng minh một người có tội hay không thuộc về cơ quan tố tụng dù người đó có thừa nhận hay không thừa nhận tội phạm, hợp tác hay không hợp tác trong quá trình điều tra. Thực tế cho thấy người bị buộc tội luôn có xu hướng chối tội, cố tình xóa dấu vết tội phạm… nên lời khai của họ là căn cứ giúp cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật của vụ án. “Thực hiện quyền im lặng sẽ là một khó khăn, thách thức cho hoạt động tố tụng hình sự, có thể dẫn đến bế tắc trong giải quyết vụ án” - ông Hương lưu ý.

“Xúi giục bị cáo tố bức cung”

Liên quan đến bức cung, ghi hình, Trung tướng Trần Văn Độ cho biết rất nhiều bị cáo khi ra tòa đã phản cung, chối tội và khăng khăng rằng bị bức cung, dùng nhục hình. Khi tòa hỏi có chứng cứ bị dụ dỗ, ép buộc, bức cung không thì họ không đưa ra được. Có thực tế là khi luật sư tiếp xúc hồ sơ vụ án, thấy chứng cứ buộc tội yếu đã xúi giục bị cáo phản cung. “Tôi trực tiếp làm nhiều vụ án, sau khi bị cáo được hưởng án treo đã tâm sự: Báo cáo với cán bộ, luật sư nói chứng cứ vụ này yếu nên bảo em thôi đừng nhận tội nữa để luật sư xoay xở bào chữa” - ông Độ kể.

Theo Nguoilaodong

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516