Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtỐng kính
TT - “Không ai muốn ngoài giờ dạy và làm việc cả ngày mệt nhoài lại phải xách cặp đi dạy thêm. Tuy nhiên hiện nhiều người đã và đang phải làm, vì nhiều nguyên do khác nhau nhưng chắc chắn không phải để làm giàu”. ThS Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định.

Vinh quang Nhà giáo Việt Nam

Thứ ba, 06 Tháng 11 2012 06:47
Cách đây 30 năm, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT ngày 26/9/1982 lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. Việc lựa chọn ngày 20/ 11 hàng năm là ngày tôn vinh các thầy giáo, cô giáo – những người đảm nhiệm sứ mệnh vẻ vang “trồng người” đã thể hiện sự quan tâm to lớn và sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với đội ngũ nhà giáo nói riêng và ngành Giáo dục nói chung. Việc lựa chọn này là sự kế thừa và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Đến nay ngày 20/11 không chỉ là ngày hội của riêng ngành Giáo dục mà thực sự đã trở thành ngày hội của toàn xã hội.

Kiểm soát dạy thêm bằng cách nào?

Thứ hai, 05 Tháng 11 2012 02:12
“Một vấn đề khó mà không khó nếu có những quy định phù hợp và rõ ràng”- GS Nguyễn Minh Thuyết đã nhận xét khi đề cập đến dạy thêm, học thêm - câu chuyện được xem rất nhạy cảm và phức tạp.
Tuyển sinh kéo dài nhưng đến nay nhiều trường kêu đã cạn nguồn tuyển. Trong khi đó, trước động thái cho phép hạ điểm sàn ở các trường ĐH khu vực Tây Nam bộ, Tây nguyên, Tây Bắc khiến nhiều trường bối rối.
BBT: Theo thông tin của bạn đọc, phóng viên Giáo dục và Xã hội đã đến tìm hiểu ở Trường THCS Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã cố tình che giấu sai phạm với các cấp quản lí để được Sở GD&ĐT Hà Nội khen thưởng Trường Tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố năm học 2011-2012 và hơn thế nữa còn tiếp tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng khen.

Có nên ép con học?

Thứ năm, 25 Tháng 10 2012 02:40
Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự chăm lo mọi mặt cho con cái, các bậc phụ huynh cũng đặt nhiều kỳ vọng hơn vào con em mình. Nhưng cách mà nhiều cha mẹ ép con ngồi học thật nhiều cũng không phải là việc làm tốt nhất.
Bộ GD&ĐT đang chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa (SGK) mới sau năm 2015. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần mau chóng có SGK mới cho bậc học phổ thông, nếu không cần điều chỉnh, bổ sung gấp một số nội dung trong SGK hiện hành.
Trong những năm qua, tình trạng “bùng nổ” trường đại học, tăng chỉ tiêu, đua nhau mở ngành đào tạo... đã được công luận, các chuyên gia nhiều lần lên tiếng cảnh báo. Quốc hội cũng đã vào cuộc giám sát tình trạng này. Tuy nhiên, đến nay hệ lụy của vấn đề này dường như vẫn đang tiếp diễn, thể hiện qua mùa tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 tiếp tục có nhiều biến động, khi hàng loạt trường ĐH địa phương, ĐH ngoài công lập “đói” thí sinh. Thay đổi tình trạng này bằng cách nào? PV ghi nhận ý kiến các chuyên gia.

Thư về Tòa soạn:

Thứ năm, 18 Tháng 10 2012 06:54
Ban Biêp tập Tạp chí Giáo dục và Xã hội nhận được thư phản ánh của bạn đọc có nội dung như sau:
Không phải cho đến bây giờ, vai trò của giáo viên chủ nhiệm ( GVCN) lớp mới được đặt ra, nhưng qua một loạt phong trào có tính chủ đề, chủ điểm mà ngành GD-ĐT triển khai đến các trường học trong nhiều năm qua đã cho thấy: mỗi một GVCN nếu hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao theo đúng điều lệ trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện đáng kể. Trong thực tế, có không ít GVCN “ ngồi nhầm chỗ” mà họ không nhận ra và ngay cả ban giám hiệu nhà trường cũng đã không chú tâm đến. 
Khoảng 9h sáng ngày 16/10 tại lớp 11B1, Trường THPT Trần Kỳ Phong (xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) nữ sinh tên Trần Thị Thế Y, đã cứa tay phản đối cách dạy của cô giáo.
Thứ trưởng Trần Quang Quý: “Chúng tôi đã đề nghị các trường cùng chia sẻ khó khăn với nhà nước, không bắt các em phải nộp ngay. Các em nào diện gia đình nghèo, chưa có điều kiện đóng thì cho các em đóng sau. Các em bị trường thúc ép thì hãy phản ánh với Bộ GD&ĐT”.

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516