Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtSức khỏeNước trái cây tiềm ẩn nhiều nguy cơ với bé
lỗi
  • JUser: :_load: Unable to load user with ID: 483

Nước trái cây tiềm ẩn nhiều nguy cơ với bé

Thứ hai, 30 Tháng 7 2012 03:10
Nước trái cây tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe trẻ em hơn là lợi.

Nước ép trái cây là tên gọi chung của loại nước được làm bằng cách ép lấy dịch từ một loại trái cây, sau đó có thể được uống nguyên chất hoặc pha thêm nước, đường, đá, một hay vài loại nước khác… để làm thành một thức uống giải khát ngon miệng và “vẫn thường được cho rằng” rất bổ dưỡng.

Với trẻ em, nước ép trái cây được nhiều bà mẹ xem là một “thành phần” không thể thiếu trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bé, thậm chí là món chính cho một bữa ăn phụ của trẻ. Nếu bạn cũng đang nghĩ như thế, thì coi chừng, bạn sẽ làm lệch khẩu phần ăn của con mất thôi!

Dinh dưỡng nghèo nàn

Tốt nhất, các mẹ nên tập cho trẻ ăn trái cây cả xác, để tận dụng tất cả các chất dinh dưỡng có trong trái cây ngoài việc, đồng thời tạo cho trẻ một thói quen dinh dưỡng hợp lý và tối ưu.

Trước hết, hãy xem thử thành phần các chất dinh dưỡng có trong món nước trái cây: nước chiếm hơn 99% trọng lượng; các chất hòa tan như đường đơn giản (đường fructose) có tác dụng làm tăng đường huyết nhanh; một vài vitamin tan trong nước mà chủ yếu là vitamin C và một chút xíu vitamin nhóm B.

Chấm hết!!! Những thứ mà bạn bỏ lại trong phần xác mới là… “hàng hiệu”, đó là: chất xơ, đa số vitamin nhóm B (nhiều nhất là vitamin B1 và B6 nằm trong lớp vỏ mỏng sát thịt quả), chất khoáng, tất cả vitamin tan trong béo và tiền chất (như betacaroten).

Đấy là thành phần của nước trái cây nguyên chất. Nếu bạn còn pha loãng ra với nước, cho thêm đường (cũng là đường đơn giản sucrose), thì tình hình sẽ càng tệ hơn, vì càng làm mất cân đối khẩu phần hơn.

Lợi bất cập hại

Đường đơn giản trong nước trái cây là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối. Khi lượng đường càng nhiều mà không kèm theo các vitamin nhóm B và khoáng chất cần thiết cho chuyển hóa đường, thì nguy cơ làm hao hụt kho dự trữ các vi chất dinh dưỡng càng cao. 

Đường đơn giản làm tăng đường huyết nhanh, đồng thời cũng làm ức chế trung khu thần kinh gây cảm giác đói. Vì vậy, nếu uống trước bữa ăn, trẻ sẽ mất sự ngon miệng, lâu ngày dẫn đến biếng ăn.

Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, nước trái cây hoàn toàn không được khuyến cáo sử dụng với lượng ít (theo WHO năm 2012). Ở độ tuổi này, nguồn cung cấp nước duy nhất cho cơ thể là từ sữa, vì để cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu, trẻ phải uống đến 120 – 150 ml sữa/ kg cân nặng, tức là tổng lượng nước cung cấp từ sữa đã vượt quá nhu cầu nước hàng ngày của trẻ.

Cho uống thêm nước trái cây, tức là phải giảm bớt một phần sữa, đồng nghĩa với làm giảm nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ. Nước trái cây với vitamin C cũng có thể làm gia tăng sự đóng vón đạm casein trong sữa, làm trẻ đầy bụng, khó tiêu hóa hơn. 

Với trẻ từ 6 tháng trở lên, nước trái cây có thể được dùng thỉnh thoảng trong bữa ăn dặm để thay đổi khẩu vị, nhưng không phải là thường quy.

Theo Cha, mẹ và con

 

 

Sửa lần cuối vào

Bình luận

Để lại một bình luận

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516

Đọc nhiều

Yên Bái: Tuyển dụng hàng loạt giáo viên mầm non

Yên Bái: Tuyển dụng hàng loạ...

(GD&XH) - Ngày 23/8/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phạm Th...

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ: Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường…

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào ...

Năm học 2017-2018, quy mô trường lớp và học sinh trên địa bàn tỉ...

Tỉnh Phú Thọ: Sẽ tuyển mới trên 300 chỉ tiêu biên chế giáo viên trong năm 2019.

Tỉnh Phú Thọ: Sẽ tuyển mới t...

Vừa qua trên trang điện tử Giaoducvaxhoi.vn đăng tải bài: “Huyện...

Hiệu trưởng cùng giáo viên bị bắt trên sới bạc

Hiệu trưởng cùng giáo viên b...

Hiệu trưởng, giáo viên trường THCS Tiên Minh (Tiên Lãng, Hải Phò...

Nhà nghiên cứu tâm linh nói về hiện tượng "chết không nhắm mắt"

Nhà nghiên cứu tâm linh nói ...

Theo nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Phúc Giác Hải, hiện tượng ng...