HIỆP HỘI CÁC TRƯỜNG ĐH, CĐ NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM --------------------------- Số: 09/HH –VP V/v Thông báo nội dung làm việc giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hiệp hội |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------------------------
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2013 |
Kính gửi: - Các Ông, Bà Ủy viên Ban Thường vụ BCH Hiệp hội
- Các Ông, Bà Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội
- Các Ông, Bà Lãnh đạo các trường hội viên Hiệp hội
d) Bảo đảm công bằng giữa sinh viên (SV) trường công và trường tư trong chính sách học bổng và học phí. SV trường công lập được học bổng, được hỗ trợ chi phí đào tạo nên chỉ phải đóng học phí thấp. SV trường tư không được. Kinh phí Nhà nước cũng là thuế do dân đóng. Họ đều là công dân, phải được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Không thể để SV trường tư thiệt thòi như lâu nay, khi mà trong số họ có rất nhiều em con nhà nghèo. Điều này cũng tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh lành mạnh giữa các loại trường.
Do thời gian có hạn, Hiệp hội đề nghị trong buổi làm việc này chưa đề cập đến những vấn đề lâu dài mà tập trung trao đổi về những kiến nghị trước mắt nhằm giải cứu cho hệ thống trường ĐH CĐ NCL có liên quan tới việc triển khai chủ trương xã hội hoá GD; Cũng không nhắc lại những gì đã viết trong các văn bản gửi Bộ.
GS. Trần Phương (Trường ĐHKD&CNHN), GS. Đặng Hữu (Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà), GS. Hoàng Xuân Sính (Trường ĐH Thăng Long), VS. Cao Văn Phường (Trường ĐH Bình Dương), GS. Trần Hữu Nghị (Trường ĐHDL Hải Phòng) TS. Lê Trường Tùng (Trường ĐH FPT), TSKH. Phan Quang Trung (PCT Hiệp hội) đã lần lượt phát biểu ý kiến.
2. Trong không khí cởi mở và thẳng thắn, sau khi đã nghe hết các ý kiến trên, Bộ trưởng Phạm
Vũ Luận đã lần lượt trao đổi và giải đáp một số vấn đề mà Hiệp hội và các đại biểu nêu ra:
a/ Bộ khẳng định trường ĐH tư thục là trường của các nhà trí thức, nhà đầu tư và của cả Ngành, của Bộ GD&ĐT. Thành công và thất bại của hệ thống trường này là của Đảng, của Bộ và của tất cả. Bộ luôn tôn trọng, không hề có mặc cảm nào cả, đối xử công bằng với các trường công cũng như tư. Có điều Bộ không thể biết hết được những khó khăn và mọi chuyện của mỗi trường”.
Hiệp hội tán thành quan điểm đó của Bộ, nhưng cũng lưu ý rằng nhiều văn bản được ban hành trong các năm vừa qua chưa phản ánh đúng nội dung quan điểm này.
b/ Về những chính sách đối với trường NCL.
* “Về thuế: Bộ đồng tình với Hiệp hội, vừa qua Bộ đã ký văn bản đề nghị Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các điều khoản về thuế của Luật Giáo dục Đại học để các trường NCL được thực hiện ngay từ năm 2013, không còn phải kèm theo điều kiện quy định về số mét vuông đất cho mỗi SV nữa như đã hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2008/NĐ-CP”.
Hiệp hội hoan nghênh việc làm này của Bộ.
* “Về hỗ trợ cấp đất sạch cho các trường NCL, Nhà nước không tìm được nguồn vốn để thực hiện như quy định ở Nghị định 69/2008/NĐ-CP. Chủ trương giãn các trường ra bên ngoài thành phố Bộ đang cố gắng thực hiện, nhưng chưa làm được bao nhiêu”.
Quan điểm của Hiệp hội là nếu đã thấy khó khăn của Nhà nước thì Bộ không nên thúc bách các trường NCL phải đảm bảo tiêu chí quy định diện tích về đất, càng không nên lấy tiêu chí đó mà hạn chế hoặc đình chỉ tuyển sinh.
c/ “Về thi và tuyển sinh. Đây là vấn đề rất nóng, đang có nhiều ý kiến khác nhau về nên bỏ hay không bỏ thi 3 chung và điểm sàn. Bộ cần phải cân nhắc kỹ. Nếu chưa bỏ kỳ thi 3 chung thì cũng chưa thể bỏ điểm sàn vì có liên quan đến yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo. Do vậy, từ nay đến năm 2015 vẫn duy trì kỳ thi “ba chung” như hiện nay, mà đã thi ba chung thì phải có điểm sàn.
Trước ý kiến cho rằng Bộ bảo thủ, không muốn bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH theo hình thức ba chung đã lạc hậu, thay vì tập trung nguồn lực tổ chức thật tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), dùng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT này để xét tuyển, vừa bớt được một kỳ thi nặng nề, tốn kém, phiền hà mọi mặt không cần thiết, lại vừa phù hợp với xu thế chung hiện nay của khu vực và quốc tế. Bộ cho rằng hiện tại chưa thể tổ chức tốt và cũng chưa thể tin cậy hoàn toàn vào kỳ thi tốt nghiệp THPT được. Do đó, việc triển khai tuyển sinh dựa trên cơ sở xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT phải thận trọng, cần cân nhắc thật kỹ để tránh “lợi bất cập hại”. Từ nay đến hết năm 2015 vẫn thi như hiện nay. Bộ đã gợi ý các trường chủ động xây dựng phương án tuyển sinh riêng, Bộ xem xét và quyết định. Vừa qua, Bộ đã đồng ý cho 10 trường của khối Văn hóa nghệ thuật được tự chủ tuyển sinh vì có phương án phù hợp, khả thi, có sự giám sát của Bộ chủ quản”.
Hiệp hội hoan nghênh Bộ khuyến khích các trường xây dựng phương án tuyển sinh riêng, nhưng không thống nhất với lời giải thích của Bộ về khả năng xét tuyển vào ĐH. Việc duy trì kỷ cương để
có được một kỳ thi tốt nghiệp THPT không phải là việc quá khó, bất khả thi, nếu Bộ ý thức được trách nhiệm chính trị của mình. Vả lại Bộ đã từ lâu cho phép trường ĐH RMIT, ĐH Việt Đức... được tự chủ tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển trên cơ sở bằng tốt nghiệp THPT hiện nay, không chờ đổi mới thi tốt nghiệp THPT. Không lý gì không cho các trường Việt Nam làm như các trường đó.
d/ “Về chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ luôn thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng. Trong những năm qua ĐH đã tăng trưởng quá nóng nên cần phải điều chỉnh để bảo đảm chất lượng. Một số trường yếu, kém gặp khó khăn về tuyển sinh là tất yếu. Tuyển sinh toàn ngành nhìn chung là năm sau đã giảm so với năm trước. Đây là giảm có chủ định. Đó là thành tích. Nguyên nhân có nhiều. Trong đó có nguyên nhân quy mô học sinh phổ thông giảm 10%, học nghề tăng,…
Các chỉ tiêu 400 SV/vạn dân, chỉ tiêu SV trường NCL chiếm 40% quy mô, hiện nay Bộ không đặt ra mục tiêu phấn đấu bằng mọi cách phải đạt được, mà phải tính chuyện cơ cấu lại hệ thống, theo hướng nâng cao chất lượng”.
Trong các văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Bộ, Hiệp hội chúng tôi không đề cập tới chỉ tiêu đào tạo đại học lớn hay nhỏ, nhiều hay ít mà là vấn đề xác định điểm sàn không chuẩn làm cạn kiệt nguồn tuyển sinh, khiến cho các trường NCL, kể cả các các trường công lập không tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 đã được Bộ cho phép.
e/ "Việc kiểm tra các trường là thực hiện chủ trương của Quốc hội, Bộ có đặt ra lộ trình, không giật cục. Trong việc này, không có sự phân biệt nào giữa trường công và trường tư cả. Bộ không ban hành thêm các văn bản mới nào, chỉ căn cứ vào nội dung của những văn bản đã có. Chỉ có điều Bộ không thường xuyên theo dõi kiểm tra đầy đủ các cam kết của các trường".
Hiệp hội cho rằng, trên thực tế không hoàn toàn diễn ra như vậy.
g/ "Việc chuyển từ loại hình trường ĐH theo quyết định 122/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ dân lập sang tư thục chậm thực hiện. Hiện còn 16 trường chưa chuyển được. Đây là vấn đề khó, phức tạp vì tình trạng nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng đang diễn ra ở các trường này".
Hiệp hội không hoàn toàn đồng ý với nhận định trên đây. Ở nhiều trường không hề có vấn đề nội bộ. Bộ vẫn chưa thấy được xung quanh vấn đề chuyển đổi, có đôi chỗ chỉ đạo của Bộ chưa thực sự phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 05 của Chính phủ, gây khó thêm cho các trường.
3. Những ý kiến trao đổi của Bộ trưởng đã làm rõ hơn nhiều quan điểm của Bộ đối với giáo dục ĐH nói chung, đối với các trường ĐH CĐ NCL nói riêng. Có một số vấn đề đã có sự đồng thuận. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề vẫn có sự khác nhau giữa Hiệp hội và Bộ, hoặc Bộ chưa bày tỏ ý kiến như các giải pháp cấp bách về tuyển sinh mà Bộ cần đưa ra để tránh sự đổ vỡ ở nhiều trường NCL. Bộ cũng chưa có ý kiến về vấn đề công bằng xã hội giữa SV NCL và công lập. Hiệp hội sẽ báo cáo bằng văn bản lên Thủ tướng Chính phủ như quy định của Công văn số 1051/ VPCP-KGVX ngày 03/02/2013 về kết quả làm việc.
Thường trực Hiệp hội ĐỀ NGHỊ các trường nếu thấy cần thiết, tích cực xây dựng phương án tuyển sinh riêng như Bộ trưởng đã tuyên bố khuyến khích để trình Bộ xem xét cho thực hiện. Các phương thức có tính khả thi là: XÉT TUYỂN dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, thành tích học tập trong các năm THPT… như ở các trường quốc tế đã được Bộ cho phép; hoặc XÉT TUYỂN KẾT HỢP VƠI THI TUYỂN; Còn phương thức thi riêng là hoàn toàn không khả thi. Trước khi gửi thông báo này Thường trực Hiệp hội đã nhận được thông báo ít nhất có ba trường đã hoặc đang xây dựng phương án tuyển sinh riêng.
Thường trực Hiệp hội trân trọng thông báo để các Quý Ông, Bà biết và phối hợp
Nơi nhận:
- Như kính gửi; - Lãnh đạo Hiệp hội thay b/c; - Lãnh đạo Bộ GD & ĐT để biết - Các trường thành viên - Lưu VP.
|
TM. BAN CHẤP HÀNH HIỆP HỘI Phó chủ tịch PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ (đã ký)
|