Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dục
Trước đây cũng đã từng có những câu chuyện về giáo dục được khơi lên nhưng rồi lại nhanh chóng bị trượt vào một hố sâu chìm nghỉm trong im lặng. Nói như GS Phạm Toàn (82 tuổi) và những người đã tình nguyện bỏ thời gian, tiền bạc tự viết… sách giáo khoa mới cho chương trình tiểu học thì”…Chúng tôi không còn kiên nhẫn nữa rồi!”. Họ đã bỏ bao nhiêu tâm huyết, nỗ lực tác động đổi mới giáo dục Việt Nam nhưng cuối cùng kết quả họ nhận được gần như tay trắng. Hai bức thư nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam cặm cụi viết gửi cho ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo về tiền trợ cấp cho học sinh miền núi cũng rơi vào hư không. Vậy nên giờ đây chúng ta lại trông chờ vào sự đấu tranh, những đề xuất thay đổi sẽ đến từ giới trẻ và rất nhiều người cho rằng “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” là cú “ bộc phá”  đầu tiên mở màn cho “cơn lốc”  tư tưởng này.
Ngày 18/5/2013, Trường Mầm non Hưng Đông – TP Vinh, Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ II và đơn vị đạt văn hóa. Về dự lễ công nhận có ông Nguyễn Trung Châu, PCT UBND Thành Phố Vinh, ông Thái Khắc Tân – Trưởng Phòng Giáo dục TP. Vinh cùng lãnh đạo các cơ quan, bàn ngành, đoàn thể, bà con nhân dân xã Hưng Đông đến tham dự.
Về với Quỳnh Lưu trong một ngày nắng đẹp, chúng tôi có dịp đến với Trường Tiểu học Quỳnh Ngọc (xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An), nhìn ngôi trường khang trang, lớp học đầy đủ với khuôn viên cây cối xanh tươi. Đấy là nhờ công sức, sự cố gắng mà nhà trường, phụ huynh cùng địa phương đã tích cực đầu tư, chăm sóc qua bao thế hệ.
Trường Mầm non Trung Lương sau nhiều năm xây dựng và trưởng thành, đến tháng 8 năm 2010 trường được công nhận Trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I. Không chỉ dừng ở đó, tập thể trường đã liên tục phấn đấu giữ vững danh hiệu Trường Chuẩn Quốc gia mức độ I, nhà trường đang nỗ lực nâng cao các tiêu chí xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ II.
Chọn trường nào, ngành nào, làm thế nào để cầm chắc thi đỗ đại học là băn khoăn của hầu hết thí sinh và gia đình vào mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều dự đoán được đưa ra dựa vào tỷ lệ thí sinh dự thi thường được gọi là tỷ lệ “chọi” của các trường ngành học, hay điểm chuẩn những năm gần đây và đặc biệt là độ “hot” của ngành học hay trường đại học. Tuy nhiên những phán đoán này vẫn chỉ luôn là phán đoán. Nhiều khi, thực tế lại khác xa với những dự báo được đưa ra. Phải biết tự lượng sức mình, “liệu cơm gắp mắm” là cách hiệu quả nhất dẫn đường cho thí sinh tới giảng đường đại học.
(GD&XH) Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ , các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã triển khai nhiều biện pháp tích cực và hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 23/23 xã, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
Cẩm Minh là xã cuối cùng về phía Nam của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Trường Tiểu học Cẩm Minh nằm trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn này. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, UBND xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo và đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của tập thể giáo viên, học sinh, nhà trường đã đạt được những thành tích ngày càng cao, tạo niềm phấn khởi cho mỗi ngày đến trường của cả thầy và trò nơi đây.  
Chúng tôi đến với Trường Mầm non Sơn Hải vào một buổi chiều muộn những ngày cuối tháng 4, phải hỏi thăm rất nhiều lần chúng tôi mới tìm đến được điểm chính của trường. Nằm nép gần những căn hộ của bà con dân cư nơi đây, ngôi trường vốn đã bé nhỏ càng thêm phần nhỏ bé hơn. Gặp chúng tôi khi vừa đi kiểm tra một số điểm trường tại cụm lẻ về, cô Phạm Thị Đào - Hiệu trưởng nhà trường   trao đổi với chúng tôi trong căn phòng chật hẹp mới được xây dựng tạm “hiện nay với số lượng học sinh đông nhưng vẫn đang còn tới 3 lớp phải thuê nhà dân để học, 3 lớp phải học nhờ nhà Văn hóa của xóm”. Nếu không “đích mục sở thị” có lẽ ít ai có thể tưởng tượng được sự khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất của trường lớp nơi đây.
Xung quanh câu chuyện SGK môn Lịch sử ở trường phổ thông có nhiều bất cập, nhiều chuyên gia cho biết nội dung trong sách vừa thừa, vừa thiếu. Ngày 10/5 vừa qua tại Hà Nội hàng trăm chuyên gia trong giới Sử học cũng lên tiếng về sự bất cập này.
Phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ GD - ĐT phát động từ năm học 2008 đến nay, với ý nghĩa rất rộng lớn, bao quát cả mọi hoạt động của nhà trường, cả các tiết học nội, ngoại khóa, là mối quan hệ giữa thầy và trò, trong đó có sự phối hợp của gia đình và toàn xã hội…
Trường Mầm non Liên Cơ Lâm Thao được hình thành từ năm 1977, tiền thân là nhà trẻ Liên Cơ. Sau khi tái lập huyện Lâm Thao trường được Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định số 24/QĐ - UBND ngày 03 tháng 9 năm 1999 thành lập Trường Mầm non Liên Cơ Lâm Thao. Trong những năm học trước đây việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị chưa đầy đủ, do vậy ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục Mầm non dẫn tới tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt chưa cao, chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế.
Đến với ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ vào những ngày chuẩn bị tổng kết năm học 2012 – 2013, không khí các trường, các cấp học thật khẩn trương, sôi động. Những lớp học tinh tươm, sạch đẹp dưới tán cây râm mát, xen lẫn là những luống hoa và chậu cây cảnh xanh tươi...đó là những nét nổi bật bên ngoài của những ngôi trường có được trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở địa phương này.

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516