Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dục
Ngay từ những năm sau 1975, giáo dục không được quan tâm đúng mức, không có một sự định hướng phát triển thực sự rõ ràng: "Dạy gì, học gì, đạt mức độ nào và để làm gì", luẩn quẫn trong sự khó khăn của kinh tế. Chưa có chính sách ưu tiên thu hút nhằm phát triễn nguồn nhân lực cho giáo dục vì thế chất lượng đội ngũ ngày càng giảm, không đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục.
Chưa bao giờ trong lịch sử, nền giáo dục của Việt Nam xuống cấp trầm trọng như hiện nay. Một hệ thống mấy trăm đại học, cao đẳng, với chất lượng thấp, bên cạnh một hệ thống dạy nghề yếu, trên nền một hệ thống giáo dục phổ thông cũ kỹ, lạc hậu, hơn hai thập kỷ nay vẫn loay hoay triền miên với những thí nghiệm tốn kém mà không mấy hiệu quả.
Nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề về dạy học tích hợp, dạy học phân hóa trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) cho việc triển khai đề án đổi mới sau năm 2015 của Bộ GD-ĐT đã được tranh luận tại hội thảo khoa học về dạy học tích hợp - dạy học phân hóa ở giáo dục phổ thông.
Chiều 26-11, tại TP Phan Rang-Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận, Hội nghị giao ban vùng thi đua số 5-lần thứ nhất năm học 2012-2013 đã chính thức diễn ra. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, GS, TSKH Bùi Văn Ga đã dự và chỉ đạo hội nghị.
Sau hơn 25 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong những thành tựu ấy có những thành tựu về giáo dục, đào tạo và góp phần làm nên những thành tựu ấy cũng có phần không nhỏ của các lực lượng trong ngành giáo dục, đào tạo nói chung và của đội ngũ nhà giáo nói riêng. Đội ngũ nhà giáo tự hào về những đóng góp của mình vào những thành tựu chung của đất nước nhưng đội ngũ nhà giáo cũng đau lòng trước những hạn chế, yếu kém của đất nước và những hạn chế, yếu kém, bất cập trong giáo dục, đào tạo của nước nhà.
Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú là những danh hiệu cao quý nhất mà Chủ tịch nước phong tặng cho những người làm nghề sư phạm. Giáo viên phổ thông và mầm non chiếm số lượng áp đảo trong đội ngũ nhà giáo của cả nước nhưng rất ít người được xướng tên trong các đợt phong tặng danh hiệu cao quý này. Vì sao?
Những ngày trung tuần tháng mười một năm nay, miền Trung nắng vàng đẹp, miền Bắc, miền Nam se se lạnh. Không biết trời đất có hiểu lòng người hay không mà miền Trung không mưa gió sụt sùi, miền Bắc không lạnh lẽo ảm đạm, miền Nam không oi nồng như ở thời điểm này năm trước. Ba mươi năm, mốc thời gian tưởng như cũng bình thường như bao con số tròn trịa khác vậy mà nay bỗng trở nên sống động, làm nao nức lòng người chỉ bởi một ngày vui trọng đại “ Ngày nhà giáo Việt Nam Hai mươi tháng Mười một”.
Hàng ngày, cô phải dậy từ 4 giờ sáng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, từ nhà đến trường là 55km, cô phải căn giờ để chậm nhất là 7h10 phút phải có mặt ở lớp. Phần lớn học sinh nhà trường là người dân tộc. Tỷ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo lên tới 70 đến 80%,  Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường và các thầy cô giáo phải chung lưng tìm lời giải cho bài toán duy trì sĩ số.
“Hiện nay, Toán phổ thông thừa ít nhất 50%, có nhiều kiến thức thừa, vô bổ đối với học sinh. Thực tế, ngoài các nhà Toán học nghiên cứu chuyên sâu, không ai sử dụng số ảo, số phức kể cả kỹ sư, nhà thơ, nhà lãnh đạo… cũng không cần. Vậy mà năm nào, đề thi tốt nghiệp cũng có một bài số phức. Chỉ học lý thuyết suông chứ đâu có vận dụng được vào thực tế. Vậy học để làm gì? Để thi à?”.
Những năm gần đây, hầu hết báo cáo của các trường học từ bậc học Mầm non đến Đại học đều có cụm từ “ đổi mới phương pháp dạy và học”. Đây là lẽ đương nhiên, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt về tinh thần nâng cao chất lượng giáo dục phải bắt đầu bằng sự cải tiến, đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá, thi cử…
Sáng 26/10 tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Hướng tới việc đổi mới nền giáo dục Việt Nam. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cùng các đại biểu đến từ cơ quan Bộ GD&ĐT, các trường đại học, viện nghiên cứu về giáo dục của Việt Nam. Hội thảo còn có sự tham gia của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức phi Chính phủ của nhiều nước trên thế giới.
Nếu công tâm với nhiệm vụ của mình phải làm, của nhân dân trao cho, của nhà nước trao cho thì lãnh đạo Bộ Giáo dục hãy điều hành các trường NCL trong 3 năm để thấu hiểu, chứ chỉ loáng thoáng thôi thì không thể biết hết được những khó khăn. Phải tận mắt nhìn thấy các trường gặp khó khăn tới mức nào khi làm việc với các cấp chính quyền thì sẽ hiểu ngay tại sao nhiều vấn đề các trường không thực hiện được. Bộ trưởng đích thân điều hành việc đi tìm đất thì sẽ hiểu ngay thôi, khó chẳng khác gì đi tìm đất trên mặt trăng.

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516