Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dục
Thời gian đào tạo trình độ ĐH nhóm ngành An ninh và Trật tự xã hội hệ chính quy tại các trường khối CAND có thể sẽ rút thời gian đào tạo từ 5 năm xuống 4 năm. Đây là nội dung được bàn thảo tại một hội thảo khoa học cùng tên do Bộ Công an tổ chức.
Nhiều câu hỏi liên quan đến chương trình vay vốn ưu đãi dành cho HSSV đã được giải đáp trong buổi tọa đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học” tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý và đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam…
"Đổi mới chính là đổi mới tư duy nhà làm giáo dục. Rút ngắn thời gian đào tạo phổ thông còn 11 năm cũng như xây một ngôi nhà, đầu tiên phải có cột, kèo, có khung sau đó mới đắp da thịt...  chứ không phải đem những cái cũ để lắp vào cái mới".
"Tôi cam đoan trong lần này đổi mới căn bản giáo dục, nếu không giải quyết được vấn đề gốc đó là tiền thì 30 năm nữa sẽ càng rối. Chẳng phải cứ cho bao nhiêu từ tốt đẹp vào đổi mới mà nó sẽ đổi mới được, không có đâu. Tôi vẫn đề nghị, tiền không thể bới ở đâu ra được, nước thì nghèo cho nên chúng ta phải tiết kiệm, đầu tư vào chỗ nào cho đúng, chứ đừng đổ tiền ra tràn lan".

Phải chăng ngành giáo dục luôn có lỗi?

Thứ hai, 08 Tháng 10 2012 07:51
Trong mấy ngày qua, trên diễn đàn báo in và báo điện tử có đăng ý kiến của nhiều chuyên gia, những người được xem là có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Đây là một chỉ báo tích cực cho thấy sự quan tâm của các nhà khoa học – trong và ngoài ngành giáo dục- đối với sự phát triển của nước nhà. Người viết bài này, đọc những ý kiến đăng tải của các chuyên gia và nhận thấy nhiều ý kiến hữu ích và đầy tâm huyết. Nhưng cũng có một số ý kiến thiếu khách quan và hình như có xu hướng đổ lỗi cho giáo dục khi thấy sự phát triển xã hội không được như mong đợi? Với băn khoăn đó,  mong muốn được trao đổi đôi điều.
Giáo dục bất cứ nước nào cứ sau một thời gian là phải có những thay đổi lớn, phải đổi mới về nội dung, về phương pháp… để phù hợp với tiến bộ của thời đại vì sản phẩm của giáo dục là con người được kịp thời trang bị hành trang hiện đại để sống hạnh phúc nhất, lao động hiệu quả nhất trong thời đại của mình. Người ta gọi đó là Cải cách giáo dục. Giáo dục Việt Nam cũng phải theo quy luật đó.
"Trong đề án đổi mới giáo dục lần này, chúng ta cần đặt mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông bắt buộc và phải là giáo dục phổ thông có chất lượng (hệ 9 năm - cùng các năm nhà trẻ mẫu giáo), học sinh đi học không phải đóng bất cứ khoản phí nào. Đây cũng là ưu việt XHCN cần hướng tới và thực hiện sớm".
PGS.TS Khổng Doãn Điền: “Lớp thầy giáo dạy chúng tôi những năm 50 của thế kỷ trước đâu có được trình độ như thầy giáo hiện nay, trường không ra trường, lớp không ra lớp… nhưng chúng tôi ra quốc tế không hề thua chị, kém em? Tại sao lại như vậy?”.

Trồng người phải… trăm năm

Thứ tư, 03 Tháng 10 2012 03:07
Khi bàn về sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vậy đối với sự nghiệp “trồng người”, chúng ta đã thực hiện nó như thế nào trong những bước đi đầu tiên?
"Tôi cho là nền giáo dục của ta hiện nay có nhiều lỗi hệ thống nên không thể tìm khâu đột phá riêng lẻ cụ thể nào mà phải đột phá vào từ tư duy hệ thống... Thật đáng sốt ruột đến cháy lòng khi chất lượng giáo dục Việt Nam tụt hậu so với ngay cả các nước trong khu vực".
"Ở làng tôi, giàu có chưa chắc đã được trọng bằng có chữ. Thậm chí, trọc phú thì dễ bị coi thường. Những gia đình khá giả có con gái ngoan cũng thường tìm gả cho các hàn sĩ, tiền ít nhưng chữ nhiều. Các cô gái đẹp cũng hay yêu những nhà nho, không phải chỉ vì hy vọng rồi chồng mình sẽ đỗ đạt, hiển danh. Thi đậu hay trượt thì là do may rủi, nhưng những người có học thường sống “nhân tình thế thái hơn".
Trước thực trạng của nền giáo dục nước nhà được cho là đang xuống dốc, nhiều trí thức liên tục nhắc lại: Giáo dục Việt Nam cần có một cuộc Tổng điều tra toàn diện, khoa học với quy mô thích hợp để xác định thực trạng và nguyên nhân.

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516