Đăng nhập

Top Panel
Trang nhấtGiáo dục
Con đường về Nam Tân (Nam Đàn, Nghệ An) bị ngăn cách bởi dòng sông Lam thơ mộng, cách đây hơn 20 năm địa phương này đã hứng chịu những trận lụt lịch sử, đời sống nhân dân lại càng khó khăn. Năm 2000 nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cây cầu nối thông giữa thị trấn Nam Đàn với các xã bên sông như Nam Tân, Nam Lộc, Nam Thượng, Khánh Sơn…đã giúp giao thông thuận tiện hơn, con em đi học xa cũng yên tâm hơn vì không phải đi đò, đi thuyền khi mùa mưa lũ về.
Mọi người làm việc không có phụ cấp và chỉ có… nước chè. Sau đó có đề ra tư tưởng cho giáo dục lúc đó là: “Giữ vững để không tan vỡ, khôi phục những cái đã mất, củng cố những cái còn lại và phát triển những cái cần thiết”. GS Phạm Minh Hạc nhớ lại.
Những năm gần đây, dạy học bằng CNTT đang ngày càng phổ biến trong các cấp học từ phổ thông đến đại học. Phải khẳng định rằng dạy học bằng CNTT góp phần đa dạng hóa các hình thức dạy học, hỗ trợ tích cực cho người thầy ở rất nhiều phương diện. Kiến thức bài học nhờ thế mà được đưa vào nhiều hơn, người thầy sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn so với cách dạy thông thường, bài giảng có nhiều minh họa. Ứng dụng CNTT sẽ đem lại sắc thái mới đặc biệt cho các môn Toán, Lý, Hóa, Anh văn.
"Ta đã sẵn có trong tay hệ thống giáo dục thống nhất toàn quốc, đó là những ưu thế mà những nước như Đức, Mỹ không có. Chúng ta lại đã có kinh nghiệm kỳ thi ba chung, nếu bỏ kiểu định điểm sàn tùy tiện từng năm, lấy điểm trên trung bình làm chuẩn thì việc chuyển thành thi Tú tài quốc gia không khó gì. Hệ thống cũ đã sẵn ba cấp học rồi, chỉ cần đổi chức năng, yêu cầu của các cấp học học là được".
(GD&XH) - Về với Trường THCS Đặng Chánh Kỷ (Nam Đàn- Nghệ An) vào một ngày nắng đẹp của tiết trời mùa thu tháng 8, chúng tôi được chứng kiến không khí khẩn trương, nhộn nhịp của thầy và trò nhà trường chuẩn bị cho Lễ khai giảng năm học 2013 – 2014 và đón Bằng công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn 2012 - 2013 do UBND Tỉnh Nghệ An trao tặng.

Khi giáo viên được giao quyền sáng tạo

Thứ năm, 29 Tháng 8 2013 03:31
Năm học 2013 – 2014, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường. Nhiều giáo viên bày tỏ cảm nhận thú vị về chương trình và cho rằng, chắc chắn điều này sẽ tạo cảm hứng cho người dạy vì họ được giao quyền sáng tạo.
Ngày 3 tháng 6 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 4436/VPCP-KGVX giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Ngoài công lập Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục ngoài công lập.
Chủ trương không cho điểm đối với học sinh lớp 1 trong suốt thời gian học đã được Bộ GD&ĐT đưa ra trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2013 -2014. Hướng dẫn này đã được nhiều phụ huynh và giáo viên ủng hộ bởi cách làm này khuyến khích được tinh thần học tập của các em.
"Lúc đó, người ta quan niệm như vậy. Họ cho rằng, học trường y, dược thì thành phần gia đình phải thật tốt, vì có liên quan tới mạng sống con người, còn sư phạm không thể giết người bằng những lời nói. Nhưng họ không hiểu, ông thầy kém thì sẽ dạy sai và ngấm ngầm làm hại hàng nghìn học sinh". GSGS.TS.NGND Hoàng Xuân Sính đánh giá.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, phải coi trọng và tạo động lực cho người học sư phạm, học xong sư phạm ra cơ bản đủ điều kiện làm nghề dạy học, nhưng làm sao để giáo viên tự đổi mới, nâng cao tay nghề, nâng cao trách nhiệm với nghề thì chúng ta đang còn thiếu điều kiện.
Về với miền đất học Đức Thọ (Hà Tĩnh) chúng tôi có dịp trao đổi với ông Trần Viết Hùng, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Đức Thọ vào một ngày nắng đẹp. Nhìn căn phòng nhỏ cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen, ông Chủ tịch Hội đã ngoài 70 tuổi, như thấy được sự tâm huyết cùng sự nỗ lực vì thế hệ tương lai.

Tìm kiếm

Điện thoại liên hệ: 024 62946516